Công đoàn

Nam điều dưỡng trên chuyến bay từ Vũ Hán chia sẻ chuyện nghề trong dịch Covid-19

Kim Vân
Tác giả: Kim Vân
Những điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn sẵn sàng trong phòng chống dịch Covid-19, Nguyễn Xuân Vương - điều dưỡng khoa Cấp cứu cũng thế.
nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19
Phi hành đoàn và các công dân trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc). Ảnh: ST

Bình lặng và khiêm tốn, luôn xác định sẵn sàng trong cuộc “chống dịch như chống giặc”, Nguyễn Xuân Vương - nam điều dưỡng trên chuyến bay đưa công nhân từ Vũ Hán về Việt Nam tiết lộ đôi chút về công việc của mình.

Cũng như những y bác sỹ khác trên khắp đất nước căng mình chống dịch, năm nay, Nguyễn Xuân Vương - điều dưỡng đa khoa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không được trải nghiệm giờ khắc giao thừa thiêng liêng cùng gia đình và cũng không có Tết. Vài tuần sau Tết, mải làm việc tới mức Vương cũng không nhớ cả ngày tháng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nơi Vương làm việc là một cơ sở y tế tuyến đầu phòng chống dịch Covid -19.

Làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ năm 2016, Nguyễn Xuân Vương đã trải qua các cuộc “diễn tập” lớn như phòng chống dịch sốt xuất huyết… Chỉ khác là, dịch bệnh do Covid -19 gây ra tuy có số lượng người mắc ít hơn, nhưng lại có tính chất phức tạp hơn bởi đây là loại virus “bất quy tắc” mà thế giới chưa hiểu hết về nó.

Khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân dương tính với Covid -19 đầu tiên và cách ly người nghi nhiễm, Nguyễn Xuân Vương đã thực hiện chỉ định của Bác sỹ điều trị, thực hiện các cấp độ chăm sóc đối với bệnh nhân và người nghi nhiễm.

Theo anh, công việc điều dưỡng cho các bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm Covid -19 không giống những căn bệnh bệnh khác. Thay vì người bệnh chủ động vào cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc tốt nhất, họ thường khá cởi mở thì đối với các bệnh nhân vào viện do Covid -19 lại phải thực hiện biện pháp cách ly y tế bắt buộc. Họ sống trong một không gian “đặc biệt” trong thời gian theo dõi, điều trị, không được tiếp xúc với người thân hay bất kỳ ai.

Lúc này, các bác sỹ, điều dưỡng viên trở thành những người thân chăm sóc cho họ từng li từng tí như giặt giũ, cơm nước, kiểm tra các thiết bị như mạng internet, ti vi…để tạo môi trường thuận lợi, đầy đủ nhất để họ an tâm cách ly.

Vì cách ly dài ngày, có những bệnh nhân còn nghĩ ra chiêu trò để được giao tiếp nhiều hơn với y bác sỹ, điều dưỡng. Hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người bị cách ly là bệnh nhân nhiễm Covid -19, Vương và đồng nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng mong muốn của người bệnh dù là điều nhỏ bé nhất. Cả khi bệnh nhân đặt mua hàng online, thì điều dưỡng cũng thay họ ra ngoài “nhận hàng”. Đó không phải là công việc trong nhiệm vụ. Nhưng để người bệnh an tâm điều trị, cách ly thì những sự hỗ trợ như thế này là vô cùng cần thiết.

Có những bệnh nhân thường xuyên hỏi điều dưỡng câu hỏi: “Khi nào được ra viện?”. Những điều dưỡng như anh không có câu trả lời, bởi sau khi được xét nghiệm cho kết quả âm tính, các ca nghi nhiễm còn cần theo dõi tiếp 1 tuần rồi mới có kết luận cuối cùng.

Như trong chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Vũ Hán về nước, trong suốt hành trình hàng chục giờ bay, Vương và BS. Trần Văn Bắc – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không chợp mắt. Mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít, nóng bức, cứ 15 phút hai anh em lại kiểm tra thân nhiệt của công dân”.

nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19
Nguyễn Xuân Vương - điều dưỡng viên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày.

Khi nhận nhiệm vụ, ban đầu Vương cũng có phần lo lắng vì lần đầu tiên được giao thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt với các yêu cầu rất chặt chẽ về đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.

Vương cùng BS. Trần Văn Bắc - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị vật tư y tế thiết yếu cho phi hành đoàn. Công tác chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, trong đó có đồ bảo hộ cho toàn bộ phi hành đoàn.

“Cũng may trên chuyến bay, không có người dân nào bị sốt” - Vương chia sẻ

Trong suốt hành trình, Vương thường xuyên nhắc nhở mọi người tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Đồng thời, động viên tinh thần để họ yên tâm khi về đến quê hương, vào khu cách ly theo quy định. Khi những công dân trở về Việt Nam an toàn, khi ấy nhiệm vụ mà Chính Phủ giao cho Vương cùng phi hành đoàn mới hoàn thành.

Theo đồng chí Doãn Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: "Vương là một thành viên tích cực trong đội lưu động cấp cứu ngoại viện khi xảy ra các tình huống bất ngờ luôn sẵn sàng ứng phó và luôn có tinh thần xung phong, không ngại khó khăn nguy hiểm".

Đi vào vùng dịch để cứu đồng bào, Vương chỉ nghĩ đó là trách nhiệm của những người làm nghề Y với lời thề suốt đời chăm sóc sức khỏe người dân. Và đó là công việc hằng ngày mà mỗi điều dưỡng như anh đã xác định cho mình.

nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19 Đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đối phó với dịch Covid-19, Việt Nam luôn đi ...

nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19 Em bé 17 ngày tuổi tại Vũ Hán tự hồi phục sau khi nhiễm virus corona

Một em bé 17 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã tự hồi phục sau khi được xác định là dương tính với ...

nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19 Chủ lò mổ mở xưởng sản xuất 30.000 khẩu trang y tế không đạt chuẩn

Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An vừa phát hiện, thu giữ hơn 30.000 chiếc khẩu trang y tế không có lớp kháng khuẩn theo ...

nam dieu duong tren chuyen bay tu vu han chia se chuyen nghe trong dich covid 19 Đà Nẵng lên phương án đối với nhóm du khách Hàn Quốc nhập cảnh từ TP Daegu

Ngày 25/2, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết đang lên hai phương án đối với ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm