Đời sống

Câu chuyện về Hà Nội buổi đầu giãn cách xã hội, 'đã vội nhưng vẫn còn lo'

Văn Giang
Tác giả: Văn Giang
Từ ngày 23/4, Hà Nội được "trở mình" sau thời gian cách ly xã hội, nhịp sống vội vã, sôi động đã dần trở lại. Người lao động cũng tất bật với công việc mưu sinh, nhưng vẫn còn nhiều lo lắng khi dịch bệnh chưa chấm dứt hẳn.
cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo
Từ ngày 23/4, được mở cửa bán hàng trở lại là niềm vui đối với nhiều người.

Đồng hồ điểm 4 giờ sáng ngày 23/4. Bà Lan trở dậy. Tính ra đã tròn 22 ngày bà mới nghe tiếng chuông báo thức tầm này. Hôm nay mồng 1 đầu tháng, cũng là ngày Hà Nội được nới cách ly. Cả đêm qua ông bà trằn trọc không ngủ được, cảm giác hồi hộp lạ thường như mong chờ một điều gì đó sắp đến. Bà nhớ thời điểm trước tháng 4, mỗi ngày quán phở nằm đầu con ngõ Khương Trung ngày nào cũng phải tiêu thụ tầm 30kg bánh phở, nhưng hôm nay bà không lấy nhiều, chỉ bán đủ 15 kg để xem ngày, cũng là thăm dò tình hình. Dưới ánh đèn, muì nước dùng thoáng chốc đã bốc lên thơm phức.

Ông Hùng đang nhanh tay thái sẵn thêm ít hành. Bà Lan xếp lại hàng ghế cho ngay ngắn. Bình thường quán sẽ có thêm 2 người làm, từ cuối tháng 3 khi dịch bắt đầu bùng phát đến nay ông bà đã cho nghỉ về quê. Chiều qua, ông Hùng tính gọi họ lên để nay còn mở quán nhưng bà Lan ngăn lại, phần vì chưa có xe đi liên tỉnh, phần vì sợ lại giống như ngày 15, tiếp tục giãn cách thêm tuần nữa. Mấy ngày đầu chắc khách cũng chưa đông, ông bà tự bán túc tắc vậy.

Ông Hùng kéo cửa quán rộng ra thêm chừng quá nửa. Thực khách đầu tiên bước vào, lúc này là 5 giờ tròn. Không mời đon đả như mọi khi, ông với tay lấy chai nước rửa tay đưa cho khách ra hiệu, rồi chỉ chỗ chiếc bàn phía góc tường đã được lau sạch sẽ. Mặt bằng quán của ông chừng 25 m2, mọi khi ít nhất phải kê làm 4 dãy, mỗi dãy 4 bàn, nhiều hôm đông khách còn ngồi san sát. Hôm nay ông tính với bà chỉ xếp có 2 hàng để đảm bảo khoảng cách, sự thông thoáng theo Chính phủ quy định.

Được một lát, vị khách kế tiếp lại vào. Đoán khách định tiến đến ngồi chung bàn đã có người, ông Hùng ngăn lại, kéo ghế chiếc bàn bên cạnh. Hiểu ý chủ quán, họ không bỏ khẩu trang, cầm tờ menu lên, chỉ vào món phở tái trước khi vào chỗ. Ông Hùng khẽ gật, vào nói cho vợ biết. Quán ông vốn dĩ nếu bình thường thì nhộn nhịp lắm, cả ông với bà tính đều xởi lởi, chủ quán còn chuẩn bị cả bàn nước lẫn ống điếu để phục vụ cho khách có nhu cầu sau ăn, nhưng hôm nay thì cất hết. Những hành động ra hiệu kèm lời nói rời rạc như thế giữa chủ và khách cứ đối đáp nhau. Khách ăn xong đứng dậy, ông nhìn món rồi giơ ra 3 ngón tay (ba chục nghìn ) để họ biết mà thanh toán. Chỉ hơn tiếng sau, khi đã 6 giờ hơn, lúc này trước cửa đã dựng 7 xe máy, đếm thấy số lượng khách tới 9 người, ông Hùng mang tấm biển “chỉ bán mang về” ra treo trước lối vào.

Trời đã sáng hẳn, lúc này những tiếng ồn ào ngày một to. Tiếng còi xe vang lên inh ỏi. Hà Nội buổi sáng đầu tiên sau đêm 22/4. Trời mưa mau và nặng hạt, những người đi xe máy đã phải dừng lại bên đường để trùm thêm áo mưa cho khỏi ướt. Trên vỉa hè, chị hàng xôi cũng kịp căng vội cái ô che lên chiếc thúng khệ nệ chằng sau xe đạp. Tấm biển nhỏ xíu ghi vài chữ “xôi, bánh giày, bánh giò” còn chưa kịp đặt ra, hai người đi chạy bộ với một anh xe máy đã xúm lại. Người mua một phần, người mua hai suất. Chị hàng xôi vội vã, đôi tay thoăn thoắt lấy lá, gói xôi. Họ nhớ mùi hành phi, mùi nếp nương của xôi chị làm đã gần tháng nay. “Hôm nay mới lại được gặp, suốt ngày mì tôm với đồ khô chán quá”. Khách hàng tranh thủ nói với nhau như thế trong lúc chờ mua. Chưa đầy nửa tiếng, thúng xôi các loại đã được người đi đường “giải tán” gần hết, mấy người đến sau tiếc nuối không chọn được món mà mình ưa thích.

Trong con ngõ nhỏ của đường Vũ Tông Phan, Bà Liên cũng đang rảo bước vội tới điểm xe buýt ngoài Khương Đình. Tính đến hôm nay cũng là 22 ngày bà phải đi xe đạp đến chỗ làm chừng 6 cây. “Không có phương tiện công cộng bất tiện quá”. Chừng mươi phút sau, từ phía xa chiếc xe tuyến số 60 Bến xe Nước Ngầm – Bắc Thăng Long thân thuộc đã xuất hiện. Xe chậm dần vào điểm. Như gặp lại người bạn lâu năm, bà luống cuống bám lên. Anh phụ xe đứng ở cửa lui lại, chỉ dẫn bà ngồi cách một ghế trống với hành khách phía trước. “Đủ người rồi chú nhé’, anh nói với bác tài.

Bà Liên nhìn xe vẫn còn thoáng lắm. “Chỉ nhận chừng này thôi, giãn cách xã hội thành phố đã quy định thế rồi. Ngày đầu tái hoạt động chỉ vận hành ở mức 20-30%, không chở quá 20 người và không vượt quá 50% số ghế”, người tài xế vừa lái xe vừa nói vọng lại như vậy để cho những người chưa hiểu không thắc mắc. “Thế cũng may, chứ mà lại kín người như trước thời điểm này thì cũng sợ”. Bà Liên nghĩ trong lòng như vậy.

Vậy là Hà Nội đã trở mình. Đi qua ngã tư Nguyễn Trãi giờ mới thấy vài anh đi xe máy đang cố len lên vỉa hè cho kịp những giây cuối đèn đỏ, chắc họ sốt ruột vì chẳng đi nhanh được giống hôm qua. Đây mới là Hà Nội. Người ta đã quen với sự náo nhiệt thường lệ, quen với hình ảnh đoàn xe nhích từng ít một trên những cung đường đã trở thành “đặc sản” của đất Hà thành.

Giờ đây, vẫn là hình ảnh của sự sôi động, vội vã, tất bật của những con người mưu sinh nhưng dường như có sự dè dặt hơn. Ai nấy đều khẩu trang kín mít, giữ khoảng cách chốn đông người, hiếm cảnh xô bồ như mọi khi. “Hà Nội vẫn có nguy cơ”, nghĩa là chưa hoàn toàn hết dịch, việc tuân thủ quy định lúc này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, đi theo dòng chảy cuộc sống hối hả vốn thường ngày.

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/4

Tính đến 7h sáng ngày 23/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,6 triệu người nhiễm virus ...

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Nhà của ông

Quy định đã rõ để nhà của công không thể biến thành “nhà của ông” nếu như chẳng có những biến hóa khôn lường và ...

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Giãn cách xã hội sau ngày 22/4 sẽ “nới lỏng” như thế nào?

Cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ sẽ “chốt” lại phương án nên hay không nên tiếp tục giãn cách ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm