Nét đẹp Người lao động

Câu chuyện sau bức ảnh “Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”

Duy Minh
Tác giả: Duy Minh
BS. Phạm Thị Phương Thảo là bác sĩ gây mê (Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Chị cũng là tác giả bức ảnh “Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc người mẹ hạnh phúc đón em bé chào đời. Đây là một trong bốn mươi bức ảnh chất lượng nhất lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Chiến sĩ áo trắng trên mặt trận phòng chống Covid-19”.
cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Bức ảnh được đặt tên "Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”

Không phải là thợ ảnh chuyên nghiệp và cũng không hiểu về nghệ thuật chụp ảnh nhưng niềm hạnh phúc khi một em nhỏ chào đời giữa những ngày Covid-19 bùng phát đã khiến BS. Thảo nhấc ống kính lên và ghi lại khoảnh khắc này.

“Thời điểm mình chụp là do cảm xúc hạnh phúc dâng lên khó tả. Mình cũng tham gia kíp mổ với vai trò là bác sĩ gây mê hồi sức nên may mắn ghi được hình ảnh người mẹ ngắm con rạng ngời hạnh phúc. Đến bây giờ, khi ngắm lại bức ảnh, mình thấy ánh mắt, nụ cười càng thêm đẹp” - BS. Phạm Thị Phương Thảo chia sẻ.

Sản phụ sinh năm 1995 nhập Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ ngày 14/4/2020 đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Sản phụ mang thai 37 tuần, có yếu tố tiền sản giật mất cân xứng thai nhi khung chậu nên bệnh viện chỉ định mổ. Đặc biệt hơn nữa, đây là một trong hai ca mổ mà sản phụ có yếu tố dịch tễ từ vùng dịch trở về đang trong thời gian cách ly xã hội.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Các y bác sĩ tập trung cao độ vào ca mổ

Ca mổ kéo dài khoảng 40 phút và diễn ra thuận lợi vì toàn bộ ê-kíp thực hiện được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ và được tập huấn kỹ càng cho tình huống tiếp nhận trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Kíp mổ gồm có 7 y, bác sĩ. BS. Phạm Thị Phương Thảo phụ trách công đoạn gây mê. Chị đã lựa chọn phương pháp gây tê tủy sống cho sản phụ thay vì gây mê khí quản bởi bệnh nhân sẽ phải thở máy, cần nhiều trang thiết bị kèm theo, nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn.

“Quyết định gây tê của mình có ảnh hưởng đến sự thành công của kíp mổ. Bác sĩ gây tê phải biết gây tê, tạo ra vô cảm ở vùng nào để bệnh nhân không đau đớn trong quá trình lấy thai ra. Sau khi được gây tê đến kết thúc ca mổ, người mẹ cười tươi. Đó là thành công và có chút may mắn” - BS. Phạm Thị Phương Thảo cho biết.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Hạnh phúc đón em trong mùa dịch

Dù đã được tập huấn trong tình huống này nhưng tâm lý của chị Thảo cũng hết sức lo lắng. Cảm giác của chị như bước vào “trận đánh” thật sự. Chị có chút băn khoăn liệu mình có làm tốt nhiệm vụ không. Vì trong kíp mổ, mỗi người phải làm tốt nhiệm vụ của mình thì người khác mới đảm bảo hoàn thành tốt công việc của họ. Nếu như chị gây tê không thành công thì phải đổi phương án gây mê nội khí quản. Nếu như vậy, nguy cơ lây nhiễm cho cả bệnh nhân và 7 người trong kíp mổ tăng lên.

Lo lắng là thế nhưng chị và kíp thực hiện ca mổ rất tự tin. Chị Thảo và các y, bác sĩ trong kíp mổ đều có chung cảm nhận bản thân như là chiến sĩ thực thụ. Và mỗi người phải đảm bảo “thắng trận” ngay trong vị trí của mình để chặn đứng nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho mẹ con sản phụ và cả ê-kíp.

Kíp mổ đã có sự đồng lòng, đoàn kết và tự tin của tất cả mọi người.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Tiếng khóc chào đời

“Thực sự bọn mình hạnh phúc lắm. Lúc ca mổ thành công đã cảm thấy vui. Nhưng lúc ấy, cả kíp mổ phải nén chặt cảm xúc mình vui sướng để tập trung chuyên môn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ con sản phụ. Giờ đây, nhìn lại bức ảnh này và đọc những lời bình luận của mọi người, ánh mắt rạng ngời của người mẹ với nụ cười hạnh phúc cứ đọng lại trong tâm trí mình” - BS. Phạm Thị Phương Thảo kể.

Chị cũng cho rằng mình là người may mắn khi bắt kịp khoảnh khắc người mẹ nhìn thấy hài nhi nhỏ bé của mình chào đời. Khác với bác sĩ sản, chị Thảo có phút “rảnh tay” hơn sau khi thực hiện gây mê và quan sát đồng nghiệp, sản phụ khi mọi người còn đang mải mê làm nhiệm vụ.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Đón em bé chào đời

Hài nhi chào đời là một bé gái cân nặng 2,7kg. 5 ngày sau ca mổ, hai mẹ con đã được chuyển tới khu vực cách ly của bệnh viện. Còn kíp mổ sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng được “hốt” đi cách ly 14 ngày tại khu cách ly dành riêng cho nhân viên. Vào thời điểm đó, bệnh viện có khoảng 60 - 70 người đi cách ly. Đi cách ly mà ai cũng vui, trừ có lúc nhớ gia đình, nhớ con.

“Nhiều người bảo nghề gây mê hồi sức thường được ví là người thức canh giấc ngủ bệnh nhân. Nhưng mình đã quen với sự vất vả, đêm hôm trực và xa gia đình. Mình chỉ nghĩ cuộc đời đã sắp xếp mình là người chào đón mầm sống của cuộc đời" - BS. Phạm Thị Phương Thảo bộc bạch.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Không có vaccine Covid-19, khó quay lại cuộc sống bình thường

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, khi chưa nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine Covid-19, việc chống dịch sẽ ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 22/7

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 22/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 15 triệu, hơn 618 ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Bao che cho người trốn cách ly: Đáng không?

Việc người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam bằng cách này, cách khác mà trốn cách ly không phải mới. Nhưng nên nhớ rằng chúng ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Kỳ 5: 500 nghìn đồng mua được thông tin 2.000 khách hàng VietJet

Chỉ cần bỏ ra số tiền 500 nghìn đồng/ngày, người mua sẽ được cung cấp danh sách ghi đầy đủ thông tin mã chuyến bay, ...

Tin mới hơn

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

Tin tức khác

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Xem thêm