Hoạt động Công đoàn

Cán bộ công đoàn: 'Tạp chí Lao động và Công đoàn có thay đổi đột phá'

Hồng Nhung
Tác giả: Hồng Nhung
Tháng 10/2023 là dịp kỷ niệm 94 năm ngày xuất bản số đầu tiên của Tạp chí Lao động và Công đoàn (1/10/1929 - 1/10/2023).

Các cán bộ công đoàn và những người yêu mến, thường xuyên theo dõi Tạp chí đã dành nhiều lời tâm huyết, chân thành giúp Tạp chí ngày càng hoàn thiện hơn.

Tạp chí Lao động và Công đoàn thay đổi mạnh mẽ cả chất và lượng

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam: "Sự đổi mới của Tạp chí Lao động và Công đoàn trong thời gian qua là tất yếu và hợp xu thế phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin mạng khiến báo chí truyền thống gặp rất nhiều khó khăn thì việc linh hoạt chuyển đổi, bổ sung thêm các ấn phẩm điện tử là điều cần thiết trong việc lan tỏa thông tin và tạo sức hút cho độc giả.

Tạp chí Lao động và Công đoàn là một trong số ít cơ quan báo chí xây dựng và vận hành được ấn phẩm điện tử, đã kết hợp được sự sâu sắc, tỉ mỉ của báo chí truyền thống và sự nhanh chóng, kịp thời, đa phương tiện và tương tác cao của báo điện tử. Bên cạnh đó, Tạp chí cũng duy trì ổn định, hiệu quả mảng Tạp chí in truyền thống, là nguồn tin thời sự, tin cậy và gần gũi của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động (NLĐ).

94 năm – một chặng đường gian khó và đầy tự hào

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam.

Sự ra mắt của các sản phẩm media như "Talk Công đoàn", "Muôn nẻo yêu thương" hay các cuộc thi trực tuyến, trên nền tảng mạng xã hội đã mang đến cho độc giả những hình thức tiếp cận thông tin mới, dễ dàng chia sẻ hay đáp ứng được nhu cầu giải trí hấp dẫn, hợp xu thế nhưng cũng hết sức gần gũi, giản dị.

Thời gian qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn không chỉ đồng hành cùng Công đoàn Dệt may Việt Nam trong đăng tải, lan tỏa thông tin về ngành nghề, tổ chức; mà còn là đối tác chủ động, tin cậy của Công đoàn ngành trong tổ chức các hoạt động như: Xét chọn “Doanh nghiệp an toàn tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam”, phát hành Kỷ yếu “Công đoàn Dệt May Việt Nam - Một phần tư thế kỷ - Dấu ấn một chặng đường”, tổ chức tọa đàm về ATVSLĐ... Có thể nói mối quan hệ giữa Tạp chí và Công đoàn Dệt May Việt Nam hết sức khăng khít, toàn diện trên nhiều mặt công tác, đóng góp vào kết quả công tác tuyên giáo – truyền thông, ATVSLĐ cũng như góp phần lan tỏa, nâng cao hình ảnh của Công đoàn ngành đối với công chúng và xã hội.

Công đoàn Dệt May Việt Nam mong muốn Tạp chí sẽ tiếp tục kiên định và phát huy với con đường đã chọn, liên tục đổi mới, sáng tạo, có nhiều nội dung và hình thức hướng về cơ sở, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ hơn, để Tạp chí có thể đồng hành hiệu quả cùng tổ chức công đoàn trong định hướng, tuyên truyền, lan tỏa thông tin, hình ảnh; cũng như thực sự trở thành người bạn tâm giao của cán bộ đoàn viên, NLĐ".

Bước đổi mới về hoạt động truyền thông công đoàn

Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương: "Qua theo dõi các số đã phát của Chương trình “Muôn nẻo yêu thương” do Tạp chí Lao động và Công đoàn và Ban Nữ công Tổng Liên đoàn phối hợp tổ chức sản xuất vừa qua, tôi thật sự ấn tượng về các nội dung cũng như hình thức của chương trình.

Về nội dung, “Muôn nẻo yêu thương” không chỉ cung cấp cho NLĐ kiến thức pháp luật, kỹ năng, kinh nghiệm quý báu, bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn…, chương trình còn là diễn đàn để lao động nữ được trải lòng về cuộc sống, bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.

Về hình thức, chương trình đã có sự tham gia tương tác thực tế của NLĐ và các chuyên gia thông qua phương pháp trao đổi, chia sẻ thông tin, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn và gần gũi, không chỉ tạo điều kiện cho các nhân vật được giao lưu mà hầu hết NLĐ khi xem chương trình đã thấy được chính hình ảnh, cuộc sống đời thường của mình trong đó.

Cán bộ công đoàn: 'Tạp chí Lao động và Công đoàn có thay đổi đột phá'

Đồng chí Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương. Ảnh: NVCC

Chương trình đã khẳng định bước đổi mới về hoạt động truyền thông công đoàn, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Qua chương trình này cũng đã góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn làm công tác nữ công tại cơ sở có thêm kiến thức, kỹ năng để phục vụ công tác tuyên truyền đến đoàn viên, NLĐ.

Đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trong tỉnh càng thêm trăn trở, suy nghĩ để nghiên cứu tổ chức thêm nhiều mô hình, hoạt động, cách làm mới để chăm lo cho NLĐ nói chung, lao động nữ nói riêng phù hợp với điều hiện thực tế của từng đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm chăm lo, cải thiện và nâng cao đời sống cho NLĐ, góp phần giúp cho NLĐ xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh".

Những đột phá đáng khích lệ

Nhà báo Nguyễn Văn Khuông - nguyên Quyền Tổng biên tập Tạp chí Bảo hộ lao động: "Thấm thoắt đã 13 năm nghỉ chế độ, và sau đó 5 năm cộng tác với Tạp chí Bảo hộ lao động (nay là ấn phẩm An toàn, Vệ sinh lao động của Tạp chí Lao động và Công đoàn), nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của Tạp chí. Tôi rất vui mừng nhận thấy Tạp chí đã không ngừng đổi mới, có những đột phá đáng khích lệ, ngày càng xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Trước tiên, tôi thực sự ghi nhận sự quyết tâm và nhiệt huyết của Ban lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn sau khi đã hoàn thành sáp nhập 2 tạp chí (Tạp chí Bảo hộ lao động và Tạp chí Lao động và Công đoàn) với tên gọi là Tạp chí Lao Động và Công đoàn theo Quyết định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

94 năm – một chặng đường gian khó và đầy tự hào
Nhà báo Nguyễn Văn Khuông - Nguyên Quyền TBT Tạp chí Bảo hộ Lao động (tiền thân của Tạp chí ATVSLĐ). Ảnh: NVCC

Thời điểm đó báo mạng đã lấn át báo in cả về lượng người đọc, truy cập và doanh thu quảng cáo. Ban lãnh đạo Tạp chí Bảo hộ lao động và Tạp chí Lao động và Công đoàn trước khi sáp nhập cũng đã trăn trở nhiều năm để làm sao ra đời tạp chí điện tử nhưng vẫn chưa làm được. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau khi sáp nhập 2 tạp chí, Ban lãnh đạo mới, đặc biệt là đồng chí Tổng Biên tập đã quyết tâm cho ra đời Tạp chí điện tử.

Có thể nói, đến nay, bên cạnh 2 ấn phẩm tạp chí in, thì Tạp chí điện tử laodongcongdoan.vn cùng 2 chuyên trang đã và đang thu hút ngày càng đông độc giả.

Tôi cũng đặc biệt ấn tượng với việc, hằng năm, Tạp chí đã chủ trì phát động chương trình “Vòng tay công đoàn”, được tổng kết vào dịp kỷ niệm ngày ra đời của Tạp chí “Công hội Đỏ” - tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay, với cầu truyền hình đến công đoàn các địa phương và công đoàn ngành trong cả nước.

Đây là hoạt động đầy tính nhân văn, mang đậm tình tương thân, tương ái, tình cảm của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn, của người sử dụng lao động đối với những hoàn cảnh khó khăn của NLĐ và con em họ, cũng như tinh thần vượt khó vươn lên của chính những mảnh đời đó.

Về nội dung của Tạp chí (cả ấn phẩm in và tạp chí điện tử,) tôi mong muốn ngày càng có nhiều bài viết mang tính nghiên cứu, tổng kết, định hướng cho hoạt động công đoàn. Đồng thời có nhiều bài phóng sự - điều tra sắc bén, nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Tạp chí Lao động và Công đoàn, tôi xin chúc Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công trong sự nghiệp báo chí cách mạng, mang đậm dấu ấn công đoàn Việt Nam".

Học hỏi và áp dụng vào thực tiễn

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng (Hà Nội): “Talk Công đoàn” là chương trình tôi đánh giá rất cao. Đây là một chương trình chuyên biệt về cán bộ công đoàn chuyên sâu và duy nhất được thể hiện dưới ngôn ngữ của truyền hình trong hệ thống báo chí Công đoàn.

Thông qua “Talk Công đoàn”, các cán bộ công đoàn có thể chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, kinh nghiệm của mình mà đôi khi không có cơ hội trình bày, thảo luận ở các hội nghị, hội thảo.

Mỗi số, khán giả lại được gặp gỡ một khách mời - là cán bộ công đoàn tiêu biểu, có những cách làm hay, sáng tạo và đạt thành tích nhất định trong lĩnh vực hoạt động của mình. Bản thân tôi luôn thấy những câu chuyện và kinh nghiệm thực tế của họ rất có ý nghĩa. Có thể là những cách làm hay cần được nhân rộng, hoặc những hạn chế mà các đồng nghiệp đã trải qua, giúp mình tránh lặp lại.

94 năm – một chặng đường gian khó và đầy tự hào
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng (Hà Nội). Ảnh: NVCC

Tất cả đều là những kiến thức quý báu đối bản thân tôi nói riêng và các cán bộ công đoàn nói chung, để từ đó chúng tôi học hỏi, tiếp thu và áp dụng linh hoạt đối với đơn vị mình. Theo tôi, kể cả trong thực tiễn và các buổi tập huấn cũng chưa chắc đã đặt ra được những tình huống cụ thể như khách mời chia sẻ trong chương trình này.

Ngoài ra, có chương trình là cuộc trò chuyện, chia sẻ của cán bộ công đoàn tiền nhiệm và kế nhiệm. Điều đó thể hiện sự gắn kết giữa hai thế hệ lãnh đạo, sự truyền đạt kinh nghiệm của “người cũ” dành cho “người mới”, là sức mạnh cộng hưởng để hoạt động công đoàn phong phú, thực chất, mang lại nhiều giá trị hơn cho NLĐ.

Thời gian tới, tôi mong “Talk Công đoàn” nên mở rộng phạm vi khách mời, không chỉ là cán bộ công đoàn mà có thể là những người ở vị trí lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức…, hoặc công nhân lao động, đoàn viên… nói về tổ chức Công đoàn. Tôi nghĩ, đó sẽ là những góc nhìn đa chiều và đóng góp thiết thực giúp tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển vững mạnh hơn".

* Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng (Hà Nội) chia sẻ về Talk Công đoàn.

Trao tặng tủ trưng bày tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Trao tặng tủ trưng bày tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Chiều 20/2/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái ...

Bạn đọc trân quý từng ấn phẩm Tạp chí Lao động và Công đoàn tại Hội báo toàn quốc 2023 Bạn đọc trân quý từng ấn phẩm Tạp chí Lao động và Công đoàn tại Hội báo toàn quốc 2023

Tại gian trưng bày Tạp chí Lao động và Công đoàn tại Hội báo toàn quốc năm 2023, nhiều thế hệ bạn đọc dành tình ...

Ấm lòng “Bữa cơm công đoàn” do LĐLĐ Quảng Trị, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Ấm lòng “Bữa cơm công đoàn” do LĐLĐ Quảng Trị, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị phối ...

Viên chức dân số tri ân Tạp chí Lao động và Công đoàn Viên chức dân số tri ân Tạp chí Lao động và Công đoàn

Ngày 18/9, tại Hà Nội, chị Lê Thị Kim Anh – viên chức dân số Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm