Gần 10 năm làm cán bộ công đoàn cơ sở của một đơn vị FDI có hơn 20 nghìn công nhân lao động đã cho tôi biết bao nhiêu khoảnh khắc đáng nhớ. Đó là những thước phim quay chậm với muôn màu trong cuộc sống mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên.
Mái ấm Hoa Việt – nơi trái tim mỉm cười Tôi yêu công đoàn Nữ Chủ tịch công đoàn thân thiện - tấm gương sáng của Trường Tiểu học Bắc Hồng
Cảm ơn công đoàn!
Vợ chồng chị Vũ Thị Thu cùng 2 con.

Mỗi chuyến đi thăm các gia đình công nhân lao động, mỗi dịp trò chuyện cùng người lao động lại cho tôi thêm nhiều sự trăn trở, thấu hiểu và muốn sẻ chia nhiều hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Trong những miền ký ức đó, hình ảnh người phụ nữ gầy gò, ốm yếu, ở tận cùng của nỗi đau khi chứng kiến cơ thể của con mình đang bị căn bệnh quái ác “ăn mòn” mỗi ngày… khiến tôi nhớ mãi.

Có lẽ vì vậy nên đến tận bây giờ, khi ngồi viết những chia sẻ này với bạn đọc, tôi vẫn vẹn nguyên cái xúc cảm nghẹn ngào, ứ đọng trong cổ họng. Không biết vì sao, không hiểu như thế nào, nhưng có lẽ bởi tôi là phụ nữ, là một người mẹ nên tôi đồng cảm và thấu hiểu được nỗi đau “câm lặng” của chị.

Cũng như bao người phụ nữ khác, chị Vũ Thị Thu (công nhân Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam) tràn ngập hạnh phúc khi biết tình yêu của hai vợ chồng đã được “đơm hoa kết trái” bằng một sinh linh bé nhỏ đang lớn dần lên trong cơ thể mình mỗi ngày.

Sau chặng đường dài 9 tháng 10 ngày, cuối cùng giây phút mong chờ nhất cũng đến. Vợ chồng chị Thu hạnh phúc khi đón chào một thành viên mới. Đó là một bé trai kháu khỉnh. Chồng chị đi làm thợ xây để vợ ở nhà chăm con và nội trợ, một cuộc sống bình thường giống bao gia đình ở nông thôn. Nhưng ông trời thật trớ trêu khi hạnh phúc chưa nhiều thì nỗi đau ập đến.

Hơn một tháng tuổi, cơ thể con trai chị Thu xuất hiện những nốt mọng đỏ. Những cái mụn mọng nước đó xuất hiện ngày càng nhiều. Vợ chồng anh chị nghĩ con bị dị ứng ngoài da nên mua thuốc về bôi, nhưng càng bôi thì càng không khỏi. Các chấm đỏ đó bắt đầu rộp lên giống bỏng nước và lan ra khắp cơ thể.

Anh chị lại tay bồng tay bế đem con đi bệnh viện khám, mua thuốc về bôi, điều trị với mong muốn con khỏi bệnh. Ban đầu anh chị đưa con đi bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh rồi đến bệnh viện trung ương. Bác sĩ kết luận con chị bị mắc căn bệnh ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh và hiện nay không có thuốc chữa. Anh chị suy sụp tinh thần, chỉ biết ôm con mà khóc.

Chữa bằng khoa học không được, anh chị nghe người ta chỉ đâu là đi đấy. Trên rừng, dưới biển, nghe chỗ nào có thuốc là chồng chị lại bắt xe ngược xuôi đi tìm mua về cho con. Thời gian cứ trôi đi, vết lở loét trên người bé ngày càng nhiều. Hằng ngày, nhìn cơ thể con đang bị “ăn mòn” từ đỉnh đầu đến gót chân, từng lớp da cứ bong ra trắng phếch như giấy mỏng, nhiều phần lở loét sâu hoắm, lộ cả thịt, cả cơ thể đều bị nứt toác như thể ai đó cầm dao cùn rạch dọc, rạch ngang. Thuốc chữa thì không có, anh chị cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng mỗi lần con khóc vì đau.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn và nỗi quặn đau vẫn còn đó nhưng vợ chồng anh chị được an ủi phần nào khi chị Thu phát hiện mình mang thai đứa con thứ hai. Anh chị thấp thỏm trong hạnh phúc lẫn lo lắng, chỉ mong ông trời thương để mẹ tròn con vuông và em bé được khỏe mạnh có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Thế nhưng cái ngày định mệnh ấy rồi cũng đến. Hơn một tháng, em bé bắt đầu phát bệnh. Nỗi đau lặp lại và nó chồng chất thêm khi con trai thứ hai của chị lại có biểu hiện giống hệt con trai đầu. Anh chị không còn nước mắt để khóc, không còn động lực để phấn đấu, tương lai mù mịt, rơi vào bế tắc, tưởng chừng như vô vọng.

Anh chị chỉ biết sống trong nước mắt khi nhìn hai đứa con mà mình dứt ruột sinh ra hằng ngày cứ vật vờ với những vết thương mới. Chúng thèm được nô đùa, thèm được chạy nhảy như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng điều đó rất xa vời với chúng, bởi xung quanh người lúc nào cũng quấn băng, những vết thương chồng chất vết thương cứ rỉ máu, những đốt tay, đốt chân dán díu vào nhau và rụng dần từng đốt.

Mỗi lần tắm cho con, nghe tiếng khóc của con như cứa tim của người làm cha làm mẹ. Tết Sum vầy năm 2017, Công đoàn Công ty TNHH Giày Annora Việt Nam tổ chức quyên góp cho các gia đình công nhân khó khăn trong nhà máy. Chúng tôi đến thăm nhà để thực hiện quay phóng sự về hoàn cảnh của gia đình chị. Khi đến nơi, tất cả các thành viên không ai bảo ai nhìn hai đứa con của chị, nghe chị kể đến đâu khóc đến đó. Một cảm giác bất lực không biết giúp chị bằng cách nào, động viên chị như thế nào. Có lẽ tìm cách để nói thành lời chia sẻ với gia đình chị cũng là một điều quá khó, bởi niềm sống của cha mẹ là con cái.

Nhưng chị tâm sự với chúng tôi: “Nếu gánh thay được bệnh tật cho con cái thì tôi cũng cam lòng. Tôi không dám sinh nữa. Tôi sợ lại sinh ra một đứa con giống hai anh em nó, chúng tôi sẽ không sống nổi nữa”.

Cảm ơn công đoàn!
Hai con của chị Vũ Thị Thu bị bệnh ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh.

Phóng sự của chúng tôi chiếu trong Tết Sum vầy năm đó không cần phải thuyết minh nhiều. Chỉ đưa hình ảnh của hai người con của chị với bàn tay rỉ máu, bàn chân băng bó mà vẫn kiên trì nắn nót viết từng con chữ thì cả công ty ai cũng khóc và khâm phục nghị lực của hai bé.

Số tiền chúng tôi kêu gọi được cũng chỉ đủ mua sữa trong một thời gian ngắn cho con chị. Câu chuyện của chị thì cả công ty ai cũng biết, vì vậy mỗi lần công đoàn có chương trình hỗ trợ công nhân khó khăn, chị lại được anh chị em dưới bộ phận đề xuất. Có lần chị ngại không nhận vì được công đoàn trao nhiều lần, chị muốn nhường cho người khác trong tổ.

Nhưng chúng tôi động viên chị: “Số tiền này chỉ là động viên để chị mua đồng quà, tấm bánh cho con chứ không thấm vào đâu so với tiền thuốc men hằng ngày”. Mỗi lần nhận quà, chị lại khóc và chỉ nói vẹn vẹn 4 từ: “Cảm ơn công đoàn!”. Chúng tôi biết chị muốn nói nhiều lắm vì ánh mắt của chị đã nói lên tất cả nhưng vì nỗi đau quá lớn, không chia sẻ được cùng ai nên chị trầm lặng.

Khi viết ra được những trăn trở này, bản thân tôi cũng cảm thấy được chia sẻ và hy vọng khoa học tiên tiến sẽ có cách chữa trị cho căn bệnh của hai cháu bé để gia đình anh chị tìm thấy “ánh sáng ở phía cuối con đường”.

Những lao động thiếu đói giữa đại dịch Những lao động thiếu đói giữa đại dịch

Hà Nội giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều lao động tự do mất việc làm, ai ở đâu ở yên đấy. Không ít người ...

Dựng phòng tắm di động, tặng 100.000 đồng/ngày cho công nhân yên tâm làm việc Dựng phòng tắm di động, tặng 100.000 đồng/ngày cho công nhân yên tâm làm việc

“Gần 3 tuần nay, từ khi huyện Lương Sơn áp dụng Chỉ thị 16, tôi làm “3 tại chỗ” tại công ty. Không ngờ công ...

Người Quảng Nam ở Đà Nẵng nếu khó khăn thì liên hệ địa phương để được đón về Người Quảng Nam ở Đà Nẵng nếu khó khăn thì liên hệ địa phương để được đón về

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nếu người dân Quảng Nam ở TP Đà Nẵng đang gặp khó khăn, không có chỗ ở ổn định thì ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.

Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Sắc màu công sở

Sắc màu công sở

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Công đoàn Trung tâm thanh toán, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đơn vị, góp phần vào thành công chung của BIDV.
Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Cô Phạm Thị Thanh Xuân, người đã giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Gò Xoài, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2007 đến 2023 là một tấm gương sáng ngời về sự tận tụy và lòng yêu thương đối với công việc và đồng nghiệp. Suốt hơn 16 năm đảm nhận trọng trách này, cô Xuân không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là người đồng hành, người bảo vệ và người bạn của mọi công đoàn viên và người lao động tại trường.
Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh, Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco (Tiền Giang), vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025.
Điểm tựa cuộc sống

Điểm tựa cuộc sống

Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn là một hành trình dài và trên hành trình ấy không thể biết được điều gì sẽ xảy ra ở phía trước. Có thể là niềm vui, là may mắn nhưng cũng có thể là những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Vì thế, ta rất cần một “điểm tựa” vững vàng để có thể mạnh mẽ vượt qua bước tiếp. Đoàn viên luôn có được cho mình một “điểm tựa” chắc chắn để yên tâm công tác đó chính là Công đoàn Trường THPT Tân Trào (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Xem thêm