![]() |
Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo về quỹ đất đô thị dành cho xây dựng nhà ở. |
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình sử dụng quỹ đất đô thị dành cho xây nhà ở xã hội. Trên thực tế, quỹ đất 20% dành để xây nhà ở xã hội tại một số đô thị lớn hiện “bốc hơi” một cách khó hiểu.
Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TPHCM cần khoảng 134.000 căn, Hà Nội cần khoảng 110.000 căn, Bình Dương cần 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn, Đà Nẵng 11.500 căn...
Riêng tại Hà Nội, xây dựng mục tiêu phát triển nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp đến năm 2020 cần hơn 4.676.000 m2 sàn; nhà ở cho công nhân khoảng hơn 567,5 m2 sàn.
Trong khi đó, TP.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ. Đến năm 2020, thành phố có thể xây dựng hoàn thành 20.000 căn.
Về vấn đề quỹ đất cho nhà ở xã hội tại các địa phương, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, luật pháp quy định phải dành 20% quỹ đất trên tổng quỹ đất dành cho các dự án phát triển nhà ở thương mại và đô thị trên 10 ha làm nhà ở xã hội nếu thực hiện đúng sẽ không thiếu đất để làm nhà ở xã hội.
Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Chính sách nhà ở xã hội có ý nghĩa rất lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà. Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng, nguyên nhân chính là tính hiệu quả.
"Thời điểm khó khăn, thị trường trầm lắng, các dự án nhà ở thương mại không bán được nên Chính phủ cho phép ưu đãi đầu tư phát triển nhà ở xã hội và các chủ đầu tư này chủ động xin chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (để phục vụ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp). Lúc đó doanh nghiệp rất hào hứng để làm nhà ở xã hội. Đặc biệt, khi được Chính phủ khuyến khích bằng gói vay ưu đãi lãi suất thấp lên tới 30.000 tỷ đồng. Còn tại thời điểm này, do thị trường đã phục hồi rất tốt, kinh doanh suôn sẻ nên các doanh nghiệp không còn “mặn mà” với nhà ở xã hội nữa”, ông Phấn lý giải.
![]() Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành Công văn số 6157/STNMT-KS, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã: Thanh Trì, ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
