Số lao động giảm việc, mất việc cao
Từ quý IV/2022 đến nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, thuộc nhiều lĩnh vực.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2023, có hơn 500 nghìn người lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn HĐLĐ hoặc nghỉ không lương.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra con số cụ thể: Trên 279 nghìn lao động thôi việc, mất việc, chiếm 54,79% số lao động bị ảnh hưởng; trên 195 nghìn người bị giảm giờ làm; trên 17 nghìn người nghỉ không lương; trong khi số lao động tạm hoãn hợp đồng là trên 8,3 nghìn người.
![]() |
Công nhân Công ty Tỷ Hùng (TP. HCM) chia tay đồng nghiệp trong ngày làm việc cuối cùng. Ảnh: CHÂN PHÚC |
Mặc dù thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương tăng (7,9%) so với cùng kỳ năm 2022 song chủ yếu do tăng lương tối thiểu vùng và thu nhập ngoài lương dịp tết Nguyên đán. Nhưng, do giá cả mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng, người lao động thuộc diện giảm việc, mất việc gặp rất nhiều khó khăn.
Trong tình hình đó, các cấp công đoàn đã chủ động nắm bắt, xử lý kịp thời khó khăn vướng mắc ở cơ sở. Công đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ người lao động, tuyên truyền để người lao động hiểu, chia sẻ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một bộ phận công nhân lao động tỏ ra lo lắng khi doanh nghiệp gặp khó khăn, việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng. Hầu hết người lao động bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có giải pháp hỗ trợ nhằm duy trì việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Cả hệ thống vào cuộc chăm lo cho người lao động
Ngày 16/1/2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ về việc hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Ngay sau đó, Tổng Liên đoàn xây dựng, ban hành quy định thực hiện, cụ thể hóa đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động; đồng thời chỉ đạo triển khai tới công đoàn cơ sở (CĐCS), từng đoàn viên, người lao động.
![]() |
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Văn Sơn |
Để việc hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng quy định, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phân công 01 đồng chí Thường trực Đoàn Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện. Ban Quan hệ lao động tham mưu, phối hợp Ban Tài chính thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, hỗ trợ và kịp thời giải đáp trong quá trình thực hiện; cấp bù kinh phí hỗ trợ cho các LĐLĐ địa phương không đảm bảo số dư theo quy định.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ CĐCS hoặc trực tiếp phối hợp với người sử dụng lao động thống kê, lập danh sách đoàn viên, người lao động thuộc diện được hỗ trợ; tiếp nhận hồ sơ, thẩm định để trình công đoàn cấp trên ban hành quyết định phê duyệt, chi kinh phí hỗ trợ.
Báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt HĐLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành cuối tháng 6/2023 cho biết, tổng số trường hợp gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ và được hỗ trợ là 86.528 người, trong đó 52,23% trường hợp diện giảm thời gian làm việc; 3,6% bị ngừng việc; 33,58% bị tạm hoãn HĐLĐ; 7,43% bị nghỉ việc không lương và 3,15% bị chấm dứt HĐLĐ.
Đã có 81.065 trường hợp (93,69%) trong tổng số hồ sơ tiếp nhận đã thẩm định đủ điều kiện, duyệt và hoàn thành chi hỗ trợ, tổng số tiền hỗ trợ trên 113,5 tỷ đồng.
Cụ thể, hỗ trợ 43,2 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, ngừng việc; hỗ trợ 63,4 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ 6,8 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Có thể nói, những đoàn viên, người lao động chịu tác động lớn nhất về việc làm, thu nhập đã được hỗ trợ kịp thời, phù hợp với điều kiện của tổ chức Công đoàn. Chính sách hỗ trợ này thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của tổ chức Công đoàn, góp phần đồng hành với Chính phủ, doanh nghiệp giúp người lao động vượt qua khó khăn.
![]() Sau hơn 14 năm triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan ... |
![]() Trải qua hơn một thập kỷ, Tháng Công nhân đã trở thành sự kiện nổi bật thường niên của tổ chức Công đoàn Việt Nam. ... |
![]() Lời tòa soạn: Trải hàng nghìn năm lịch sử, lao động nữ (LĐN) có thân phận thấp kém, lệ thuộc; tàn dư của nó vẫn tác ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
