Hoạt động Công đoàn

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8

D.M
Tác giả: D.M
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, việc chi trả hỗ trợ cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg sẽ kết thúc vào ngày 5/8 tới đây.
Sau mỗi chuyến cứu nạn là một lần cách ly vì Covid-19 Tiền hỗ trợ công nhân "3 tại chỗ" có thể đủ thuê trọ 1 tháng
Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Công nhân ở khu vực phong tỏa được đưa về quê cách ly tập trung. Ảnh: ST

Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang, về nguyên tắc hỗ trợ: Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ.

Đối tượng đồng thời đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và chính sách hỗ trợ theo quy định của tỉnh Bắc Giang thì chỉ được hưởng một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

Về phương thức chi trả: Chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của đối tượng được hỗ trợ quy định tại: Chương III (hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động); Chương IV (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương); Chương V (hỗ trợ người lao động ngừng việc); Chương VI (hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp); Chương VIII (hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch); Chương X (hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Chi trả trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng của đối tượng (do đối tượng) đề nghị đối với đối tượng được hỗ trợ quy định tại: Chương VII (hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế); Chương IX (hỗ trợ hộ kinh doanh) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8

Chị Nguyễn Thị Minh Ánh (20 tuổi, công nhân Công ty TNHH Hosiden Việt Nam) là F0

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp cũng đang tiếp tục lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Chương IV và Chương V của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc - Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: “Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, việc chi trả hỗ trợ cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg sẽ kết thúc vào ngày 5/8 tới đây. Tính đến hết ngày 30/7, các địa phương đã thực hiện chi trả cho một bộ phận lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định”.

Thông tin chi tiết hơn về việc chi trả hỗ trợ, ông Nguyễn Văn Bắc cho biết, UBND tỉnh đã phân cấp cho các huyện, thị xã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng: Lao động, trẻ em và người đang cách ly y tế (tại cơ sở do UBND cấp huyện trưng dụng, quản lý) và đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly y tế (F1) hiện đang cư trú trên địa bàn; Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên địa bàn theo quy định tại Chương IV (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương); Chương V (hỗ trợ người lao động ngừng việc); Chương VII (hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly tế); Chương IX (hỗ trợ kinh doanh) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Công nhân vùng phong tỏa nhận hỗ trợ từ LĐLĐ tỉnh Bắc Giang. Ảnh: ST

Tính đến hết ngày 18/7, UBND các huyện, thành phố đã hoàn thành việc tổng hợp danh sách các đối tượng đã kết thúc cách ly y tế tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung do địa phương quản lý. Đồng thời thực hiện các công việc việc gồm: Trường hợp đã thu tiền ăn nhưng chưa cấp biên nhận thu tiền cho đối tượng thì thực hiện cung cấp biên nhận thu tiền cho đối tượng. Cung cấp quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cách ly y tế tập trung để cấp cho các đối tượng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ ở ngoài tỉnh Bắc Giang. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng; thông báo cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ.

Hiện nay, việc hỗ trợ các đối tượng công nhân, lao động là F0, F1 đã cơ bản hoàn tất.

“Ngoài các trường hợp là F0, F1 cách ly, điều trị và cách ly tập trung tại các cơ sở y tế thì tỉnh Bắc Giang còn có 67.000 công nhân, lao động phải sống trong các khu vực phong tỏa, cách ly y tế trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Những công nhân này sau đó được các địa phương đón về cách ly tập trung nên cũng được hưởng chính sách hỗ trợ như trường hợp F1” - ông Nguyễn Văn Bắc cho biết.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Chị Nhung (bên phải, công nhân Công ty TNHH Luxshare ICT Bắc Giang) là F0 và chưa được trở lại làm việc

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, ngoài việc thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện chính sách linh hoạt trong hỗ trợ lao động và trường hợp khó khăn do dịch bệnh. Với một số đối tượng thực sự khó khăn nhưng không thuộc diện được hưởng hỗ trợ thì UBND tỉnh cho phép UBND các huyện, thành phố thẩm định, lập danh sách, thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ cho nhóm đối tượng này.

Đồng thời, các cấp chính quyền cũng kêu gọi tinh thần “nhường cơm sẻ áo” của những người thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ nhưng không quá khó khăn thông qua việc chia sẻ suất hỗ trợ này cho những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn hơn.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân trong khu vực phong tỏa
Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày

Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ...

Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ...

Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc

Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm