![]() |
Máy thái hành được đặt ở gần nhà vệ sinh. Ảnh: Hoàng Hà |
Quy trình sản xuất mất vệ sinh
Chúng tôi đến cơ sở nhà Anh L. (xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội), cảm giác đầu tiên khi bước vào nơi sản xuất là mùi hành phi nồng nặc, vị cay xè đến chảy cả nước mắt bốc ra từ máy thái hành. Khi thấy chúng tôi ngỏ ý muốn mua buôn hành phi với số lượng lớn, anh L. hồ hởi giới thiệu quy trình sản xuất từ khâu thái hành, rửa hành và vắt hành đều được làm rất “sạch sẽ”. Tuy nhiên, theo quan sát của PV thì máy thái hành, vắt hành được đặt ngay trước cửa nhà vệ sinh của gia đình rất "kinh khủng".
Hành bóc sẵn được đổ vào một xoong nhôm để rửa một lần duy nhất, rồi được vớt và đổ trực tiếp vào máy thái, mỗi một xoong nước như thế rửa được 1 bao tải hành. Khi nào nước nổi váng đen xì thì công nhân mới đổ đi.
![]() |
Hành được trộn một thứ bột màu trắng trước khi cho vào chảo phi. Ảnh: Hoàng Hà |
Hành sau khi phi xong theo chủ cơ sở thì có thể giòn được 1 tháng vì có tẩm bột. Khi được chúng tôi hỏi hỏi về thứ bột trắng được trộn vào hành trước khi phi, thì nhận được câu trả lời đó là bột mì.
![]() |
Hành sau khi vắt khô được đóng bao . Ảnh: Hoàng Hà |
Vừa tiếp chuyện chúng tôi anh L. vừa xúc hành mới vắt cho vào bao và vô tư đặt luôn xuống nền đất bẩn.
![]() |
Khu phi hành và đóng gói. Ảnh: Hoàng Hà |
Theo chủ cơ sở, hành phi dùng 100% dầu ngon. Nhưng khi tôi hỏi một công nhân ở đây về số can nhựa màu xanh để ở góc bếp để làm gì thì chị này cho biết đó là những can mỡ còn dùng thêm cả mỡ rẻ tiền được mua tại làng Bình Lương( Tân Quang). Khu phi hành được đặt sát góc tường loang lổ, đầy mốc. Cả người phi hành và người đóng gói đều không mặc bảo hộ, bịt khẩu trang hay đi găng tay. Chúng tôi quan sát thấy các chảo dầu được tái sử dụng nhiều lần đã chuyển màu đen quánh, bốc mùi hôi nồng nặc.
Chị Trần Thị P - người dân Thuận Quang, cho hay: “Những ngày mưa lạnh còn đỡ chứ những hôm nắng nóng cộng thêm mùi cháy khét lẹt của hành, dầu mỡ xào sấy thì rất khó chịu”.
![]() |
Khu để hành thành phẩm. Ảnh: Hoàng Hà |
Khu vực để hành thành phẩm vẫn là trên nền đất bẩn. Chủ cơ sở cho biết: “Mỗi ngày xuất đi khoảng 300-500kg, xuất đi thị trường Hà Nội như chợ Đồng Xuân và các tỉnh lân cận. Nếu đặt hàng trên 100kg thì lúc nào cũng có, còn trên 150 kg thì phải báo trước".
Hành phi nhưng không được làm từ hành
Chủ cơ sở báo giá giá hành phi ở đây “rẻ bất ngờ”, có 3 loại: loại là 65.000đ/kg; loại 2 là 80.000đ/kg; loại 3 là 27.000đ/kg. Anh còn giải thích thêm vì gia đình nhập nguyên liệu nhiều theo đầu tấn nên rất rẻ, (trong khi giá hành khô của ta ngoài thị trường đã là 40.000-50.000 đồng/kg, phi khô sẽ ra khoảng 200.000 đồng/kg); khi chúng tôi thắc mắc về sự chênh lệch giá cả của 3 loại trên , anh cho biết: "Loại 3 là rẻ nhất bởi vì được làm từ hành tây, hoặc khoai tây thì giá chỉ còn khoảng 27.000 đồng/kg". Giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến, tỷ lệ pha trộn và loại dầu/mỡ dùng để phi.
Dầu sau khi chiên không được lọc và bảo quản cẩn thận, khi chiên lại dầu sẽ tạo nên những hợp chất hữu cơ không tốt cho cơ thể. Khoai tây không gọt vỏ, mọc mầm, hành tây thối rửa qua loa..v...v... Tất cả các chất này sẽ được tích tụ và gây ra các bệnh nguy hiểm cho người ăn như bệnh gan, ung thư...
Quy trình chế biến hành phi mất vệ sinh không chỉ ở riêng cơ sở của Anh L. mà còn là tình trạng chung của rất nhiều cơ sở khác trên địa bàn xã Dương Quang. Hàng ngày, hàng triệu người dân Việt Nam phải vẫn tiêu thụ những sản phẩm như thế này như một đặc sản. Thiết nghĩ các cơ quan liên ngành cần sớm vào cuộc để giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
![]() PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà cho biết hàm lượng Styren trong nước sinh hoạt của người dân vừa được công bố là cao vượt ngưỡng, ... |
![]() Trong khi Bắc Bộ có thời tiết se lạnh vào đêm và sáng sớm, Trung Bộ lại có mưa trên diện rộng vào ngày 16/10. |
![]() Không chỉ hàm lượng styren vượt quy chuẩn, không ít người còn lo ngại nước sông Đà còn có thể chứa những chất khác. ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
