Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trần Thanh Hải; các Phó Chủ tịch: Huỳnh Thanh Xuân, Ngọ Duy Hiểu; đại diện các Ban xây dựng Đảng Trung ương; các Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khoá XII; …
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Hội nghị lần này sẽ cho ý kiến vào 05 nội dung chính, đồng thời, đồng chí đã gợi mở thêm một số vấn đề để các Ủy viên Đoàn Chủ tịch quan tâm trong quá trình thảo luận.
![]() |
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 34 (khoá XII) tập trung nghiên cứu, thảo luận về 5 nhóm nội dung quan trọng. Ảnh: Hải Nguyễn |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Hội nghị dành thời gian nghiên cứu thật kỹ, thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tiếp thu, giải trình và dự thảo lần thứ 3 Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, thực hiện các bước tiếp theo và tổ chức xin ý kiến Ban Chấp hành tại Hội nghị lần thứ 14.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã có 77 ý kiến góp ý vào dự thảo 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung. Ngay sau Hội nghị, Tiểu ban sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã họp nghiên cứu tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Điều lệ và tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn lấy ý kiến tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.
2. Danh mục các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và tương đương trong hệ thống công đoàn
Thực hiện Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị về chức danh, chức vụ lãnh đạo tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã triển khai kế hoạch nghiên cứu xây dựng Danh mục các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và tương đương trong hệ thống công đoàn; tổ chức 02 hội thảo và tập hợp ý kiến của đại biểu đề xuất bổ sung 77 nhóm chức danh tương đương.
Trên cơ sở nội dung dự thảo Danh mục, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các Ủy viên Đoàn Chủ tịch thảo luận, cho ý kiến, đặc biệt là các điểm mới và các đề xuất khác để bộ phận soạn thảo tiếp thu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Quy định luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan công đoàn các cấp và Quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành quy định luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan công đoàn các cấp và Quy định định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong công đoàn các cấp, để thực hiện thống nhất trong cơ quan, đơn vị; đồng thời thực hiện nghiêm luật phòng, chống tham nhũng, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã ban hành kế hoạch, xây dựng dự thảo quy định, tổ chức hội thảo 2 miền để lấy ý kiến các cấp công đoàn và xin ý kiến các ban cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Để có cơ sở tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Quy định, làm căn cứ thực hiện thống nhất trong hệ thống công đoàn, đồng chí Nguyễn Đình Khang đề nghị Hội nghị nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến, tập trung vào các nội dung dự thảo quy định; một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, nhất là các vướng mắc về thẩm quyền theo một số văn bản quy định phân cấp hiện hành của Đảng; đảm bảo phù hợp với đặc thù của tổ chức Công đoàn.
![]() |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Nguyễn Đình Khang gợi mở một số nội dung trọng tâm để Hội nghị tập trung thảo luận. Ảnh: Hải Nguyễn |
Ngày 01/3/2022 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở và ngày 04/3/2022 đã ban hành Quyết định 4301/QĐ-TLĐ về tổ chức bộ máy quản lý tài chính; tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm Trưởng ban Tài chính, Trưởng phòng kế toán; phân công Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng phụ trách bộ phận Tài chính; phân công người làm công tác kế toán tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở; chế độ phụ cấp trách nhiệm làm nhiệm vụ kế toán trưởng trong các đơn vị kế toán công đoàn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực hiện đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu tham mưu sửa đổi 02 Quyết định trên.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch, bộ phận chuyên môn đã xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, tổ chức xin ý kiến các ban liên quan; các công đoàn ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam. Hội nghị lần này sẽ tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện, thống nhất ban hành, thực hiện.
5. Chương trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Trước khi diễn ra khai mạc Đại hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch sẽ tổ chức 8 đoàn đại biểu trao đổi, thảo luận với 8 chủ đề liên quan tới những vấn đề lớn, các giải pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn được đề cập trong văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; và tổ chức cho các đoàn đi nghiên cứu thực tế tại 8 địa phương. Đây cũng là điểm mới so với nhiệm kỳ trước.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đồng chí dự hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu tài liệu, thảo luận, đóng góp ý kiến để Đoàn Chủ tịch xem xét, quyết định về 5 nhóm nội dung trên.
![]() Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế ... |
![]() Sáng ngày 22/3, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 13 (khóa XII) đã tiến hành bầu bổ sung 7 Ủy ... |
![]() Ngày 22/3, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tiến hành bầu bổ sung Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
