Phóng sự điều tra

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với viên chức, tiền lương

ĐỨC HẠNH (T/H)
Tác giả: ĐỨC HẠNH (T/H)
Thay đổi hệ số lương một số chức danh; xếp lương viên chức là diễn viên; bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức chuyên ngành Tài nguyên môi trường... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2022.

Một số viên chức được áp dụng hệ số lương từ 6,2 đến 8,0

Hệ số lương như trên sẽ được áp dụng cho: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I (Theo Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 10/12/2022); Đạo diễn nghệ thuật hạng I, Diễn viên hạng I (Theo Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022); Họa sĩ hạng I (Theo Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022).

Tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng, các chức danh nghề nghiệp viên chức nói trên sẽ có mức lương cao nhất là 11,92 triệu đồng/tháng.

Từ 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, các chức danh nói trên sẽ có lương cao nhất là 14,4 triệu đồng/tháng.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với 18 chức danh nghề nghiệp viên chức Tài nguyên môi trường

Thông tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 9/12/2022 ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Tài nguyên và môi trường.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với viên chức, tiền lương
Viên chức Địa chính được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Ảnh minh họa: IT

Theo đó, Thông tư 12/2022/TT-BTNMT đã bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ tin học với viên chức chuyên ngành Tài nguyên môi trường ở các chức danh: Địa chính viên hạng II,III, IV; Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II, III, IV; Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II, III, IV; Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II, III, IV; Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II, III, IV; và Đo đạc bản đồ viên hạng II, III, IV.

Tuy nhiên, viên chức chuyên ngành Tài nguyên môi trường phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành Địa chính, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ

Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.

Cụ thể, thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ như sau: Viên chức chuyên ngành Mỹ thuật bao gồm họa sĩ hạng I, II, III, IV. Trong đó, đối với họa sĩ hạng I, II, III trường hợp không tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật thì yêu cầu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và phải được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" hoặc được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật.

Cả bốn hạng chức danh đều yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Mỹ thuật thay vì yêu cầu họa sĩ hạng I, II, III phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh họa sĩ hạng I, II, III tương ứng.

Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành Mỹ thuật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Mỹ thuật để xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Mỹ thuật theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL.

Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức là diễn viên

Thông tư 10/2022 của Bộ VH-TT&DL về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12 tới đây.

Theo đó, viên chức nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, diễn viên gồm bốn hạng mỗi nhóm, được xếp lương căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.

Cụ thể, diễn viên hạng I được áp dụng số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00 (từ 9.238.000 đến 11.920.000 đồng); diễn viên hạng II được áp hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38 (từ 5.960.000 đến 9.506.200 đồng); diễn viên hạng III được áp dụng hệ số lương 2,34 đến 4,98 (từ 3.427.000 đến 7.420.200 đồng); diễn viên hạng IV được áp dụng hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06 (từ 2.771.400 đến 6.049.400 đồng).

Mức lương trên tương ứng với mức lương cơ sở 1.490.000 đồng hiện nay. Kể từ ngày 1/7/2023, mức lương của viên chức là diễn viên các hạng sẽ đồng loạt tăng theo mức tăng lương cơ sở mới là 1.800.000 đồng/tháng.

Viên chức thể dục thể thao được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ

Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao, không còn yêu cầu viên chức phải có trình độ ngoại ngữ theo bậc tương ứng, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2022.

Thay vào đó, viên chức ngành Thể dục thể thao phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với viên chức, tiền lương
Bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ với viên chức Thể dục thể thao. Ảnh minh họa: VGP

Ngoài ra, việc xếp lương của các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao được quy định như sau:

- Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1, từ hệ số lương 6,2 - 8,0.

- Huấn luyện viên chính (hạng II) áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1, từ hệ số lương 4,4 - 6,78.

- Huấn luyện viên (hạng III) áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 - 4,98.

- Hướng dẫn viên (hạng IV) áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 - 4,06.

Chênh lệch tiền lương giữa nhóm cán bộ, công chức sau tăng lương cơ sở Chênh lệch tiền lương giữa nhóm cán bộ, công chức sau tăng lương cơ sở

Từ 1/7/2023, bảng lương của người lao động sẽ tăng lên tùy vào từng loại công chức, bậc lương. Trong đó, công chức hạng cao ...

Bảng lương của giáo viên các cấp khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 Bảng lương của giáo viên các cấp khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, bảng lương của giáo viên sẽ tăng lên với mức tăng tùy vào từng cấp dạy, hạng ...

Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ nâng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ nâng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trung bình mức lương của giáo viên Tiểu học - THCS ra trường trong vòng 5 năm hơn 6 ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm