Đời sống

3 mẹ con bị nhiễm virus corona và cuộc sống ngày mưa rét của những người dân thôn quê

Khôi Nguyên
Tác giả: Khôi Nguyên
Sau khi biết thông tin về việc nữ công nhân N.T.D cùng mẹ và người em gái của mình bị nhiễm virus corona, người dân thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã và đang tiến hành những biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm.
3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que
Người dân thôn Ái Văn đeo khẩu trang khi ra ngoài làm việc. Ảnh: M.K

Một ngày sau khi Bộ Y tế công bố thêm 2 ca bệnh (là 2 mẹ con) dương tính với virus corona mới tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm PV Cuộc sống an toàn đã lên đường tìm về thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Đây là nơi sinh sống của gia đình chị N.T.D, một trong 8 người Việt Nam được Công ty TNHH Nihon Plast cử sang TP Vũ Hán, Trung Quốc tập huấn.

Chị D. được phát hiện dương tính với virus corona ngày 30/1. Sau đó một tuần, mẹ và em gái của chị cũng ở tình trạng tương tự, hiện đang được cách ly để điều trị.

Đường vào thôn Ái Văn quanh co được dẫn lối bởi những lá cờ treo từ dịp Tết, giờ đây dường như vắng bóng người qua lại hơn. Trời lạnh, mưa phùn rả rích nên họa hoằn có công có việc quan trọng người dân mới ra khỏi nhà. Ai nấy đều bịt khẩu trang kín mít, bước đi vội vàng.

Những cánh cổng cũng được đóng kín, cửa nhà, cửa sổ cũng vậy! Để cho an tâm, có gia đình còn vây kín 1 bức rèm phía ngoài cánh cửa kiên cố. Trẻ em đã được nghỉ học từ nhiều ngày nay, người lớn thì vừa xong việc đồng áng, nhưng xóm làng vẫn vắng lặng, đìu hiu. Âm thanh rộn rã duy nhất là tiếng chó sủa khi thấy khách lạ đi qua. Một người đàn ông cho biết: "Con cái bọn chú nhốt ở trong nhà, khóa cửa rồi không cho đi ra đường, có như thế mới may ra cách ly được".

"Lo lắm! Đêm không ngủ được. Bệnh tật nguy hiểm như thế, không lo sao được" - một người phụ nữ lớn tuổi nói. Bà cho biết dân làng được đánh tiếng về việc nữ công nhân N.T.D có dấu hiệu bị bệnh và được cho đi viện từ hôm mùng 2 Tết. Vụ cấy vừa xong xuôi, bây giờ bà và nhiều người khác chỉ loanh quanh ở nhà. Có người do sợ hãi nên không dám ra thăm đồng.

3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que
Đường làng, ngõ xóm vắng người qua lại. Trẻ con được người lớn "nhốt" trong nhà - Ảnh: M.K

Căn nhà của chị N.T.D nằm trong xóm Núi, thôn Ái Văn với khoảng sân rộng rãi, hiện giờ chỉ còn lại ông V. (bố đẻ chị D.). Ông như lọt thỏm trong căn nhà mênh mông trống trải vì thiếu người. Chiều 7/2, nhân viên y tế cùng 2 cán bộ xã Sơn Lôi đã đến kiểm tra thân nhiệt, ông V. hoàn toàn bình thường với nhiệt độ 36,8 nhưng chính quyền xã khuyến cáo ông không ra ngoài, cũng không được tiếp khách nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Nhắc về D., ông cho biết con gái mình mới đi làm công nhân tại Công ty Nihon Plast được khoảng 2 tháng. Trước đó, D. từng có thời gian 3 năm làm việc tại Nhật Bản. Được biết tối hôm trước D. gọi điện về cho bố nói rằng sức khỏe đang tiến triển tốt. Những ngày qua mọi sinh hoạt của ông V. diễn ra phía sau cánh cổng. Lương thực thực phẩm được dự trữ nhiều ngày, nếu hết sẽ được người thân tiếp tế. Ông tỏ ra bình thản: "Tôi sống vẫn bình thường, không có gì khó khăn cả, không lo gì đâu".

3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que
Ông V. (bố chị N.T.D) trong căn nhà trống trải nằm trong xóm Núi, thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - Ảnh: M.K

Thấy nhà ông V. có phóng viên về, mấy người hàng xóm của ông tò mò đứng xúm lại đầu ngõ, nghe ngóng, bàn tán. Một người đàn ông chia sẻ với Cuộc sống an toàn: "Từ hồi xảy ra sự việc như vậy tôi ít đi chơi lắm, không mấy khi đi ra ngoài. Cũng chẳng sang bên đó (nhà ông V.). Nói chung bây giờ có công có việc cũng hạn chế, hoãn lại hết". Vợ ông và mấy người phụ nữ thì tỏ vẻ bức xúc: "Bây giờ người ta coi cái xóm này như hủi, con cái đi làm công nhân phải nghỉ làm hết".

Trong khi đó, ở đầu đường vào xóm Núi, có một người dân đặt câu hỏi cho phóng viên: "Thế hiện tại xóm này là trung tâm của dịch bệnh, có mấy người bị nhiễm ở đây mà nhà nước không có biện pháp gì phòng tránh hả? Hay là cứ thế này thôi? Không phun thuốc hay cách ly gì hả?". Rồi anh ta nói rằng: "Thực sự tôi xem tivi, nghe loa đài thấy ở trên nói ghê lắm nhưng ở đây tôi thấy vẫn chưa có biện pháp gì thực tế so với những gì các lãnh đạo nói. Ngay người dân trong cái xóm này thôi, vẫn chưa thấy ai đến nhà bảo phải làm thế này thế kia. Đầu tiên có 1 trường hợp thì mình còn không lo, bây giờ xảy ra 3 trường hợp sau này bị lây thì rất lo. Người dân chúng tôi lo lắng bởi vì dịch nó bùng phát không biết ai bị bệnh hay là chưa bị, không biết phòng tránh kiểu gì. Chỉ biết là hàng ngày ăn uống cho đầy đủ chất dinh dưỡng, đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng thôi. Ngoài ra chúng tôi không biết làm cái gì khác".

Được biết, 20 hộ gia đình trong ngõ nhỏ thuộc thôn Ái Văn đang vận động đóng góp mỗi hộ 200 nghìn đồng để phun thuốc khử trùng. "Phun theo ngõ thôi còn dân làng chưa có ý kiến gì, trưởng khu cũng chưa ý kiến gì" - một người dân cho biết.

3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que Không chỉ là chuyện cái khẩu trang
3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que Việt Nam: Nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới (nCoV)
3 me con bi nhiem virus corona va cuoc song ngay mua ret cua nhung nguoi dan thon que Cận cảnh nơi ở của nữ công nhân nhiễm virus corona tại Vĩnh Phúc

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm