Công đoàn

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

BTC
Tác giả: BTC
Ban Tổ chức (BTC) chính thức công bố 22 tác phẩm đoạt giải cao nhất Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).

Sau khi BTC Cuộc thi chấm Sơ khảo từ 107 tác phẩm gửi về tham gia Cuộc thi đã chọn được 22 tác phẩm chất lượng để vào Vòng Chung khảo. Ngày 18/8 vừa qua, Ban Giám khảo (BGK) Cuộc thi đã họp, chấm điểm 22 tác phẩm lọt vào Vòng Chung khảo. Dựa trên kết quả cuộc họp, BGK đã thống nhất và trình BTC Cuộc thi công nhận kết quả chung cuộc và ban hành quyết định trao tặng giải thưởng cho các cá nhân, tập thể có tác phẩm đoạt giải. Theo BTC, chi tiết kết quả Cuộc thi sẽ giữ bí mật đến phút cuối và dự kiến sẽ công bố trong lễ tổng kết trao giải Cuộc thi dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2023.

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II
BGK Vòng Chung khảo Cuộc thi họp và chấm điểm 22 tác phẩm.

BGK Vòng Chung khảo Cuộc thi gồm có các thành viên: ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng – Trưởng BGK; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng: Phó Trưởng BGK và các thành viên BGK gồm: ông Nguyễn Đức Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Đà Nẵng - Tổng Biên tập Báo Đà Nẵng, ông Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Trần Bá Dung, Nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam.

BTC cũng quyết định khen tặng 03 tập thể đã có những đóng góp tích cực cho Cuộc thi gồm: Đài PTTH Đà Nẵng; LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn; Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Ngoài ra, BTC Cuộc thi đã chọn 06 nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm để vinh danh và tặng quà tại lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi gồm: ông Phan Xuân Phúc, Công đoàn Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, Phó Chủ nhiệm CLB Máu nóng Ban Mai Xanh; ông Trần Văn Toản, Công đoàn Công ty TNHH Du lịch thương mại Phú An Thịnh (quận Ngũ Hành Sơn), bà Nguyễn Thị Bích Khuê, Công đoàn Trường Mầm non Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng); ông Nguyễn Thanh Dũng, Tổ trưởng Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ số 1 (phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; bà Nguyễn Thúy Hồng Mỹ Lệ Dung – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng); bà Võ Thị Xuân Hoài, điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II
Các hình ảnh trong các tác phẩm gửi về tham gia Cuộc thi.

Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023 diễn ra từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/07/2023. Sau 07 tháng diễn ra Cuộc thi, BTC đã nhận được 107 tác phẩm (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) của 102 tác giả, nhóm tác giả gửi tác phẩm về dự thi. Trong đó có 17 tác phẩm của các phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp; 90 tác phẩm của đoàn viên, cán bộ công đoàn.

Nội dung các tác phẩm đã thông tin đậm nét về đại hội công đoàn các cấp, các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn TP Đà Nẵng lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2023 – 2028); các bài viết liên quan đến đời sống, việc làm của CNVCLĐ Đà Nẵng; những hoạt động nổi bật trong Tháng Công nhân 2023, chào mừng 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho CNVCLĐ của các cấp Công đoàn TP Đà Nẵng; hoạt động Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, người lao động.

Ông Trần Bá Dung, nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam - thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi đánh giá về chất lượng các tác phẩm tham gia Cuộc thi.

Các tác phẩm của các cây viết không chuyên và phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng đã phát hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt; những con người Đà Nẵng giàu lòng nhân ái, nghĩa tình; các cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Công đoàn đi vào thực tiễn đời sống đoàn viên, CNVCLĐ TP Đà Nẵng;

Thông qua Cuộc thi cũng đã tạo sự lan tỏa trong xã hội, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Công đoàn TP Đà Nẵng; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội đối với hoạt động của tổ chức Công đoàn; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân lao động và tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển toàn diện, vững mạnh trong tình hình mới.

11 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải ở khối chuyên nghiệp:

1. Nhóm tác giả Phan Thị Thuỳ Trang – Nguyễn Văn Hải, Đài PTTH Đà Nẵng với phóng sự "Nỗ lực chăm lo người lao động";

2. Nhóm tác giả Mai Quang – Thanh Thảo, Cổng Thông tin điện tử TP Đà Nẵng với loạt bài "Công đoàn Khu CNC và các KCN với “nhiệm vụ kép”;

3. Nhóm tác giả: Thu Duyên – Xuân Hậu – Quốc Cường – Quang Thảo – Phương Minh, Báo Đà Nẵng với tác phẩm "Quan tâm, chăm lo đời sống công nhân, người lao động";

4. Nhóm tác giả: Xuân Hậu – Nguyễn Quang, Báo Đà Nẵng với loạt bài "Gian nan đòi nợ bảo hiểm xã hội";

5. Tác giả Đặng Văn Năm, Tạp chí Lao động và Công đoàn với tác phẩm “Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”;

6. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hiếu, Đài PTTH Đà Nẵng với tác phẩm "LĐLĐ huyện Hòa Vang với công tác đền ơn đáp nghĩa";

7. Tác giả Phan Thị Thuỳ Trang, Đài PTTH Đà Nẵng với phóng sự "Người tổ trưởng tận tâm vì lợi ích công nhân";

8. Tác giả Bùi Ngọc Phú, Báo Đà Nẵng với loạt bài "Xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới";

9. Tác giả Hoàng Thị Tuyết Lê, VOV miền Trung với tác phẩm "Toả sáng tấm gương giáo viên, Chủ tịch Công đoàn mẫu mực, tiêu biểu";

10. Tác giả Nguyễn Văn Luận, Tạp chí Lao động và Công đoàn với tác phẩm "Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở khu vực tư nhân: "Đừng thấy khó mà buông";

11. Tác giả Bùi Thị Thanh Tâm, Báo Nhân Dân với tác phẩm "Người chèo lái đơn vị tuyến đầu chống dịch";...

11 tác phẩm đoạt giải ở khối không chuyên:

1. Nhóm tác giả giáo viên Trường THCS Phan Bội Châu, Công đoàn quận Sơn Trà với tác phẩm "Một "điểm sáng" trong công tác khuyến học, khuyến tài ở Đà Nẵng";

2. Nhóm tác giả Huỳnh Tân - Linh Chi - Thanh Tâm, LĐLĐ huyện Hòa Vang với tác phẩm “Mỗi công đoàn cơ sở - Một địa chỉ nhân đạo”;

3. Nhóm tác giả Văn Minh - Phạm Trang - Yên Ly, Công đoàn quận Ngũ Hành Sơn với phóng sự "Lan tỏa những giá trị tươi đẹp";

4. Nhóm tác giả Huỳnh Thị Hương - Trần Thị Diệu Phúc, Công đoàn quận Ngũ Hành Sơn với tác phẩm "Người lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh";

5. Tác giả Phan Thị Nhật Minh với tác phẩm "Khi tiếng nói của công nhân lao động được lắng nghe";

6. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, Công đoàn ngành Y tế TP Đà Nẵng với tác phẩm "Gương sáng ngành Y";

7. Tác giả Phan Thị Hà, LĐLĐ TP Đà Nẵng với tác phẩm "20 năm “gieo mầm xanh” ở miền núi",

8, Tác giả Nguyễn Văn Công, Công đoàn Viên chức TP Đà Nẵng với tác phẩm: “Sứ giả đỏ” trên những nẻo đường thiện nguyện";

9. Tác giả Nguyễn Thanh Hiền, LĐLĐ huyện Hòa Vang với tác phẩm "LĐLĐ huyện Hòa Vang: Tất cả vì đoàn viên, người lao động";

10. Tác giả Nguyễn Lan Anh, Công đoàn quận Sơn Trà với tác phẩm "Người chiến sĩ công đoàn giàu lòng nhân ái".

11. Tác giả Lê Thị Thúy Kiều, Công đoàn quận Sơn Trà với tác phẩm “Trái tim tình nguyện vì cộng đồng”.

03 tác phẩm nhận giải thưởng tháng 6 của Cuộc thi gồm:

1. Tác phẩm “Xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, tác giả Ngọc Phú (Báo Đà Nẵng)

2. Tác phẩm "Trái tim tình nguyện vì cộng đồng", tác giả Lê Thị Thuý Kiều, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

3. Tác phẩm “LĐLĐ huyện Hòa Vang - Tất cả vì đoàn viên, người lao động”, tác giả Nguyễn Thanh Hiền, Ban Dân vận Thành uỷ Đà Nẵng.

03 tác phẩm đoạt giải thưởng tháng 7 của Cuộc thi gồm:

1. Tác phẩm “Sứ giả đỏ trên những nẻo đường thiện nguyện”, tác giả Nguyễn Văn Công.

2. Tác phẩm “Lan toả những giá trị tươi đẹp”, nhóm tác giả Văn Minh, Phạm Trang, Yên Ly (Cơ quan LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn)

3. Tác phẩm “Nỗ lực chăm lo đời sống công nhân, người lao động”, nhóm tác giả Thu Duyên, Xuân Hậu, Quốc Cường, Quang Thảo, Phương Minh (Báo Đà Nẵng).

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II
Nỗ lực chăm lo người lao động Nỗ lực chăm lo người lao động

Thời gian qua, LĐLĐ TP Đà Nẵng và các cấp công đoàn đã tập trung nỗ lực thực hiện nhiều việc làm thiết thực nhằm ...

Lan toả những giá trị tươi đẹp Lan toả những giá trị tươi đẹp

Vượt lên những khiếm khuyết của cơ thể, anh Trần Văn Toản, Công đoàn Công ty TNHHDLTM Phú An Thịnh, đoàn viên tiêu biểu của ...

Bài 2: Nỗi lòng người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội Bài 2: Nỗi lòng người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội

Người lao động vì bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều năm liền ...

Khi tiếng nói của công nhân lao động được lắng nghe Khi tiếng nói của công nhân lao động được lắng nghe

Được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc trong cuộc sống, công việc, được kiến nghị những vấn đề liên quan thiết ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm