![]() |
Đã nhiều năm, giáo viên hợp đồng ở Hà Nội băn khoăn không biết tương lai của mình sẽ đi đâu về đâu. Họ từng đến các cơ quan chức năng tìm câu trả lời. Ảnh giaoduc.net.vn |
Những năm qua, chuyện giáo viên hợp đồng ở nhiều tỉnh, thành là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của dư luận. Rất nhiều giáo viên hợp đồng đã cống hiến gần như cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục, nhưng có nguy cơ bị “đẩy ra đường” bởi không đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng. Thậm chí có tỉnh còn đột ngột tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Lý do được đưa ra cũng rất nhiều, do lãnh đạo tiền nhiệm ký “chui”, không thông qua tập thể lãnh đạo, không căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao; do không có biên chế; do giáo viên hợp đồng lâu năm không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn hóa (ngoại ngữ, tin học...). Điều này đã đẩy hàng chục nghìn giáo viên hợp đồng đến nguy cơ tay trắng.
Tại Hà Nội, câu chuyện giáo viên hợp đồng cũng diễn ra lùm xùm, gây bức xúc lớn trong đội ngũ giáo viên cũng như dư luận xã hội. Bộ Nội vụ đã có ý kiến chỉ đạo rà soát, giải quyết dứt điểm sự việc; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo rà soát không chỉ một lần... Sau rất nhiều vòng vo, quả bóng “rà soát” vẫn được đẩy đi đẩy lại. Và số phận, tương lai của hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên địa bàn thủ đô vẫn không biết đi đâu về đâu.
![]() |
Giáo viên hợp đồng các huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ba Vì, thị xã Sơn Tây... cũng từng "vác đơn" đến các cơ quan chức năng để mong có một cơ chế thỏa đáng hơn, công bằng hơn trong việc tuyển dụng vào biên chế. Ảnh thanhtra.com.vn |
Cuối cùng, sự việc có vẻ cũng đến hồi kết. Tại cuộc họp giao ban của Thành ủy Hà Nội chiều 9/6/2020, bà Vũ Thu Hà, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch tổ chức xét tuyển viên chức vào các cơ sở giáo dục trên địa bàn năm 2020 đối với các trường hợp lao động hợp đồng làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập, trực thuộc thành phố Hà Nội từ năm 2015 trở về trước.
Để thực hiện nội dung này, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát các nhóm đối tượng, sau đó thành lập các tổ công tác để kiểm tra, kiểm duyệt về hồ sơ, tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc có những đối tượng không phù hợp theo đúng hướng dẫn.
Hà Nội yêu cầu các quận, huyện công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện được xét tuyển tại các đơn vị, các cơ sở giáo dục để nhận phản ánh, kiến nghị những trường hợp còn đủ điều kiện hoặc những trường hợp có sự nhầm lẫn. Sau khi tổng hợp, đã có 2.034 trường hợp đủ điều kiện xét tuyển đặc cách.
![]() |
Không chỉ ở Hà Nội, giáo viên hợp đồng các tỉnh thành, dù lương thấp, dù đời sống, công việc bấp bênh, vẫn tận tụy bám trường, bám lớp. Ảnh có tính chất minh họa của motthegioi.vn |
Bà Hà thông tin thêm, đối với các kỳ thi thông thường thì số lượng chỉ tiêu thiếu bao nhiêu, kế hoạch tuyển dụng sẽ được công khai; các trường hợp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự thi và có cạnh tranh. Như vậy, có thể thiếu một chỉ tiêu thì có nhiều trường hợp đăng ký cùng một chỉ tiêu và khi tổ chức dự thi, trường hợp nào điểm cao nhất, đáp ứng các yêu cầu sẽ là người trúng tuyển.
“Tuy nhiên, việc rà soát các đối tượng sẽ được tiến hành theo hình thức rà soát chỉ tiêu để đảm bảo đủ chỉ tiêu cho các nhóm đối tượng này, tức là không phải cạnh tranh", bà Hà nói.
Hiện tổng số giáo viên nhiều hơn chỉ tiêu đề ra nhưng chia về phân môn lại đang thiếu. Để đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên và thực hiện theo đúng tinh thần của Bộ Nội vụ là xét tuyển đặc biệt, các thí sinh có quyền đăng ký dự thi vào bất kỳ chỉ tiêu nào mà mình thấy phù hợp. Thí sinh có 15 ngày để được đăng ký dự tuyển.
Dự kiến đến hết ngày 31/7/2020 việc tổ chức thi, xét tuyển sẽ được thực hiện xong.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
