![]() |
Hiện quy mô công nhân kỹ thuật cao ở nước ta còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong ảnh: Công nhân dây chuyền sản xuất chi tiết bộ lọc khí ở Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng. Ảnh: Vũ Dũng. |
1. Sau 35 năm đổi mới, GCCN nước ta lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu
Theo số liệu thống kê, hiện tổng số công nhân làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 14.817,8 nghìn người, chiếm 15,36% dân số và 26,76% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, có 1.126,7 nghìn công nhân trong doanh nghiệp Nhà nước; 8.977,2 nghìn công nhân trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; và 4.714,0 nghìn công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tỷ lệ công nhân đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 22,22%; theo các cấp trình độ, tỷ lệ công nhân có trình độ đại học trở lên là 9,76%; cao đẳng là 3,68%; trung cấp là 5,35% và sơ cấp nghề là 3,43%. Số liệu cho thấy quy mô công nhân kỹ thuật cao ở nước ta còn nhỏ bé so với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Nếu trình độ của công nhân nước ta không được cải thiện sẽ dẫn đến nguy cơ chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”.
Về ý thức chính trị, tư tưởng và kỷ luật lao động, do ra đời và phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu; tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậm trong một bộ phận GCCN nước ta. Nhiều NLĐ mới gia nhập GCCN từ nông dân, họ còn trẻ về tuổi đời, ý thức lập trường giai cấp còn hạn chế. Ngoài ra, còn có một bộ phận công nhân hoài nghi, không tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mơ hồ về lập trường giai cấp.
2. Phải xây dựng GCCN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng GCCN hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; theo chúng tôi, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, cần chú trọng phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế để phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hút đầu tư vào các ngành, nghề có khoa học công nghệ cao, tạo điều kiện để công nhân nâng cao trình độ.
![]() |
Sau 35 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu. Trong ảnh: Giờ tan ca của công nhân Công ty PouYuen, Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Duy Văn. |
Thứ hai, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề, góp phần từng bước trí thức hóa GCCN
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Đưa các nội dung của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào chương trình giảng dạy để sau khi ra trường NLĐ có thể được sử dụng ngay vào quá trình lao động sản xuất.
Đẩy mạnh phối hợp, liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Hướng đào tạo gắn với việc làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Để làm được điều này, cần có dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực, từ đó đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tránh lãng phí.
Tăng cường đầu tư để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Mở các trường đào tạo đội ngũ công nhân trẻ, tạo nguồn nhân lực bổ sung phong phú, có chất lượng, đáp ứng không chỉ nhu cầu sản xuất hiện tại mà còn chuẩn bị cho những ngành nghề mới trong quá trình hội nhập.
Thứ ba, đổi mới nội dung, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho GCCN
Giáo dục cho công nhân khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiểu được rằng, làm việc ở khu vực kinh tế nào cũng có giá trị như nhau. Công nhân cần tham gia vào việc phát triển các loại hình doanh nhiệp, lao động có kỷ luật, kỹ thuật, đạt năng suất và hiệu quả cao nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình, góp phần vào sự phát triển.
![]() |
Cần đẩy mạnh phối hợp, liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Hướng đào tạo gắn với việc làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trong ảnh: Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore (Bình Dương) thực hành tại phòng Fablab. Ảnh: Quang Tám. |
Tiếp tục xây dựng, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp của GCCN, mà trước hết là “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân”.
Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cần hoàn thiện tổ chức cơ sở Đảng theo hướng gắn tổ chức cơ sở Đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, chú trọng kết nạp đảng viên trong công nhân, nhất là trong những doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, chưa có đảng viên.
![]() Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ... |
![]() Ngày 03/03/2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-TLĐ về việc tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới ... |
![]() Ông Vương Duy Khánh – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (gọi tắt là TCT) cho biết, mỗi đơn ... |
Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững
Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển
Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống
