Thời gian qua, dư luận rất quan tâm vụ việc hàng trăm người lao động tại Công ty MVI (văn phòng tại địa chỉ 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM và nhà máy sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) bị công ty nợ lương và các chế độ.
![]() |
Từ tháng 4/2021, người lao động làm việc tại Công ty MVI bị nợ lương khiến cuộc sống gặp khó khăn. |
Tập thể người lao động Công ty MVI cho biết, ngoài việc nợ lương, công ty còn nợ bảo hiểm xã hội khiến họ không có thẻ bảo hiểm y tế, ốm đau không dám đi khám chữa bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống của người lao động rơi vào bế tắc chưa biết có thể cầm cự được bao lâu. Rất nhiều người phải vay mượn, cầm đồ để duy trì cuộc sống qua ngày.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1977, công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất Công ty MVI, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên) phải ngồi một chỗ 2 tháng nay vì bị tai nạn trên đường đi làm về nhà. Anh chia sẻ, hai vợ chồng quê ở Hậu Giang lên Bình Dương làm công nhân. Chi phí tiền ăn, tiền nhà, rồi tiền học cho 2 đứa con hằng tháng phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng.
Công ty nợ lương anh trong nhiều tháng. Hiện cuộc sống của gia đình anh càng khó khăn hơn bởi phải lo chi phí điều trị, thuốc men cho vết thương ở chân. Cả 2 lần mổ chân, anh không được hỗ trợ từ bảo hiểm do công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội.
“Vẫn phải đóng tiền trọ hằng tháng, chân thì đau không đi lại được, công ty không hỗ trợ lại còn nợ lương. Bây giờ tôi chẳng biết sắp tới sẽ phải sống thế nào!”, anh Tuấn lo lắng.
![]() |
Anh Nguyễn Văn Tuấn lo lắng khi số tiền vay mượn để phẫu thuật không biết lấy đâu để trả. |
Còn anh Lê Văn Hải, nhân viên bán hàng Công ty MVI ở Đắk Lắk cũng gặp tai nạn vào ngày 1/7 trên đường đi làm về. Bị nợ lương, không có bảo hiểm khiến gia đình anh lâm cảnh khó khăn. Anh cũng phải vay mượn nhiều người để có tiền lo viện phí.
Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn chiều 25/7, ông Ngô Hoàng Anh, Trưởng Bộ phận Bán hàng Công ty MVI cho biết: “Đến nay vẫn chưa có động tĩnh nào về việc giải quyết dứt điểm vấn đề này. Hiện, tài khoản Công ty MVI vẫn còn đứng tên của Tổng Giám đốc cũ, cho nên việc thanh toán, chi trả các khoản đều không thực hiện được".
"Vừa rồi, LĐLĐ thị xã Tân Uyên cho biết do tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên việc tổ chức hòa giải giữa hòa giải viên, ban giám đốc, người lao động của công ty không diễn ra được. Người lao động đã gửi đơn ra toà để khởi kiện. Tôi mong muốn công ty sớm giải quyết lương, các chế độ bảo hiểm cho mọi người để có chi phí trang trải trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh hiện nay”, ông Ngô Hoàng Anh chia sẻ.
![]() |
Anh Lê Văn Hải bị tai nạn trên đường đi làm về phải nằm viện điều trị. |
Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai: "Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ, người lao động có thể làm đơn gửi đến hòa giải viên của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, trong thời gian 5 ngày nếu không tổ chức hòa giải được thì người lao động có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa. Trong vụ việc tại Công ty MVI, người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa để đòi phần tiền lương mà công ty còn thiếu của mình. Người lao động có quyền yêu cầu phía công ty chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội".
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã nhận được đơn khởi kiện của người lao động Công ty MVI. Người lao động yêu cầu toà giải quyết buộc Công ty MVI trả lương tháng 4, 5, 6; thưởng tháng 3, 4; các chế độ công tác phí và các quyền lợi hợp pháp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã nhận và chuyển đơn khởi kiện của người lao động đến Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
![]() |
Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương thông báo chuyển đơn khởi kiện của người lao động Công ty MVI |
Trước đó, tháng 6/2021, đại diện các bên liên quan đã có buổi làm việc để giải quyết đơn khiếu nại của tập thể người lao động Công ty MVI. Trong buổi làm việc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương yêu cầu công ty lên phương án trả đầy đủ tiền lương và các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện Công ty MVI cho biết, do người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thân - Tổng Giám đốc đã có đơn từ chức nên công ty không thể triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hiện tại công ty gặp khó khăn về tài chính, không thể chi trả lương và tiền thưởng doanh số cho người lao động tháng 4-5/2021.
Ngày 26/7/2021, LĐLĐ thị xã Tân Uyên có công văn gửi đến Công đoàn cơ sở Công ty MVI về việc chi tiêu nội bộ và chi trợ cấp cho người lao động gặp khó khăn.
Theo nội dung công văn, thời gian qua, người lao động Công ty MVI đang gặp khó khăn vì bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2021. Để kịp thời chăm lo cho người lao động, Ban thường vụ LĐLĐ thị xã Tân Uyên hướng dẫn Công đoàn cơ sở Công ty MVI bổ sung vào quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở nội dung và mức chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động trong trường hợp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.
Ông Lê Minh Hoàng, Phó Chủ tịch LĐLĐ thị xã Tân Uyên cho biết thêm, người lao động Công ty MVI hiện sinh sống và làm việc rải rác ở nhiều tỉnh/thành. Vì tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên qua đợt dịch sẽ giới thiệu việc làm mới cho người lao động tại những doanh nghiệp có nhu cầu.
![]() |
Người lao động Công ty MVI gặp nhiều khó khăn khi bị nợ lương |
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, doanh nghiệp phải trả lương đúng hạn, đầy đủ cho người lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị trả lương không đúng hạn mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức sau: Từ 5 - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ dưới 10 lao động; từ 10 - 20 triệu đồng với phạm từ 11 - 50 lao động; từ 20 - 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 - 100 lao động; Từ 30 - 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 - 300 lao động; từ 40 - 50 triệu đồng với phạm từ 301 người lao động trở lên. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động, tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. |
![]() Sở Tư pháp Hà Nội mới đây công bố về mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống ... |
![]() Hà Nội tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này và xác định 3 đối ... |
![]() Từ 6h00 ngày 24/7/2021, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
