Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Ban Quản lý các khu công nghiệp và Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh theo lời mời, liên quan loạt phóng sự điều tra "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên".
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh chủ trì buổi làm việc này, nhằm giúp các sở, ngành trong tỉnh lắng nghe đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn thông tin thêm về những vi phạm liên quan đến hoạt động thuê và cho thuê lại lao động trên địa bàn. Đồng thời, giúp Tạp chí nắm rõ hơn về quan điểm xử lý của cơ quan chức năng địa phương và những giải pháp tháo gỡ thực trạng đã được chỉ ra trong loạt bài.
![]() |
Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn (đứng) phát biểu tại buổi làm việc với các sở, ngành tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: LĐ&CĐ |
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Thị Vân Hà cảm ơn Tạp chí đã dày công điều tra những vi phạm liên quan đến hoạt động thuê và cho thuê lại lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Với tư cách là người đứng đầu tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà rất bất bình và đau xót trước việc trẻ em, người chưa thành niên làm việc trong các doanh nghiệp như Tạp chí phản ánh.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh hy vọng cuộc gặp là cơ hội để hai bên chia sẻ thông tin nhằm đưa ra giải pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
![]() |
Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh (giữa) cam kết sẽ thực hiện thanh tra các doanh nghiệp một cách khách quan nhằm chấn chỉnh những vi phạm. Ảnh: LĐ&CĐ |
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn đã kịp thời phản ánh những sai phạm về lao động trẻ em, chưa thành niên, đồng thời cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu để chấn chỉnh trong thời gian tới.
Ông Chinh thông tin, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 40 doanh nghiệp cung ứng lao động được UBND tỉnh cấp phép. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp ở các địa phương khác hoặc không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh.
Sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên", Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh đã gửi văn bản đến Thanh tra tỉnh Bắc Ninh về việc thanh tra đột xuất một số doanh nghiệp được nêu tên trong loạt bài, trước mắt sẽ tiến hành ngay việc thanh tra Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh.
Ông Chinh nói, khi có kết quả, Sở LĐ-TB&XH tỉnh sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác về kết luận thanh tra các đơn vị này đến Tạp chí, trên quan điểm đánh giá khách quan, đúng người, đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động thân thiện.
Ông Nguyễn Đức Cao - Phó trưởng Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh mong muốn Tạp chí tiếp tục phối hợp, ủng hộ tỉnh Bắc Ninh trong việc phát hiện, xử lý những đơn vị không tuân thủ pháp luật lao động.
"Chúng tôi tiếp thu những phản ánh của Tạp chí và sẽ phối hợp chấn chỉnh để không xảy ra tình trạng này", ông Cao khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình rà soát các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo nội dung 2 công văn hoả tốc của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, ông Trần Ngọc Đạo – Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: Đến nay, các doanh nghiệp đã báo cáo và Sở đang tiến hành tổng hợp, trong đó có báo cáo của một số doanh nghiệp mà Tạp chí phản ánh.
Ông Đạo thông tin thêm, có 19.260 lượt người làm việc trong các doanh nghiệp là đối tượng lao động cho thuê. Trong đó, có 18.379 lượt người đến từ các doanh nghiệp cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh. Hiện có 35 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp báo cáo là có sử lao động cho thuê lại.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: LĐ&CĐ |
Lãnh đạo Phòng Chính sách lao động cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc để có kết quả toàn diện, đồng thời sẽ rà soát một cách bài bản và nghiêm túc trong công tác kiểm tra, xử lý.
Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cho rằng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh và các ban, ngành liên quan cần tiến hành xử lý những sai phạm về hoạt động thuê và cho thuê lao động một cách triệt để, đồng thời cho biết đông đảo công nhân lao động và cộng đồng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến vấn đề này.
Nhà báo Lâm Chí Công - Phó Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn nói thêm, việc xử lý các sai phạm không chỉ là tạo môi trường lao động lành mạnh cho tỉnh Bắc Ninh mà hơn thế nữa là cho môi trường đầu tư của cả nước nói chung, trong bối cảnh các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề lao động trẻ em.
Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất và báo cáo kết quả để Tạp chí thông tin đến bạn đọc.
Sau loạt bài điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” xuất bản trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, UBND tỉnh Bắc Ninh ra chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động. Công văn số 4018/UBND-KGVX do ông Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký ngày 10/11/2023, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đến các sở, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thị trường lao động linh hoạt đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, đặc biệt là người lao động thuê lại. Công văn cũng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; trong đó, đề nghị Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động. |
![]() Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ... |
![]() Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ... |
![]() Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ... |
![]() Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ... |
![]() Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá ... |
![]() Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
