Kinh tế - Xã hội

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Đây cũng là một kỳ án dân sự (và sau đó là vụ án hành chính) ở Quảng Trị mà bị đơn kêu oan suốt mấy năm nay, một "Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất".
Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý
Ông Trần Văn Phước chỉ tay vào mảnh đất đã xảy ra tranh chấp. Ảnh: PXD

Tóm lược vụ án

Mảnh đất đã xảy ra tranh chấp khiến hàng xóm kéo nhau ra toà là ở khu phố 7, phường 3, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Vợ chồng ông Trần Văn Phước và bà Nguyễn Thị Sắc, một trong mấy người đầu tiên khai hoang nơi đây ở trước, bà Nguyễn Thị Nam đến ở sau.

Ông Phước có chuyển nhượng một phần diện tích đất của mình cho vợ chồng anh Lê Văn Hoài và chị Phạm Thị Tuyền là “sổ đỏ” vào năm 2010. Khi họ xây móng làm nhà thì xảy ra tranh chấp giữa bà Nguyễn Thị Nam với ông Phước và anh Hoài vì bà cho rằng đất của mình bị lấn nên nhà mới xây phải đình chỉ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bà Nam khởi kiện và khi xét xử vào tháng 2/2018, TAND tỉnh Quảng Trị xử phiên sơ thẩm ngày 7/2/2018, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc gia đình ông Trần Văn Phước phải trả lại cho bà Nam 51 mét vuông mà toà cho rằng đã lấn chiếm, buộc vợ chồng anh Lê Văn Hoài phải trả 81 mét vuông mà toà cho rằng đã lấn chiếm; đồng thời không chấp nhận yêu cầu của bị đơn Lê Văn Hoài về việc yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp do UBND TP. Đông Hà cấp ngày 25/9/2015 cho hộ bà Nguyễn Thị Nam và ông Bùi Thanh Hưng.

Sau khi ông Trần Văn Phước kháng cáo, Tòa cấp cao Đà Nẵng đã xử phúc thẩm ngày 16/8/2018. Mặc dù đại diện VKS cấp cao tại phiên tòa, ông Đoàn Ngọc Thanh đã có ý kiến phát biểu phân tích cụ thể theo hướng chấp nhận kháng cáo của các bị đơn như chính nội dung bản án phúc thẩm đã ghi nhận.

Theo đó: "Về nội dung: Ranh giới giữa hai nhà bà Nam và ông Phước có mốc giới không cụ thể, không rõ ràng. Tòa sơ thẩm buộc ông Phước và anh Hoài, chị Tuyền phải trả cho bà Nam với diện tích đất 51 mét vuông và 81 mét vuông nếu cộng với diện tích đất bà Nam đang sử dụng sẽ lớn hơn nhiều so với giấy chứng nhận được cấp, do vậy cần sửa lại toàn bộ bản án sơ thẩm, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn".

Tuy vậy tòa cấp cao vẫn tuyên y án sơ thẩm. Ông Phước lại làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét thủ tục giám đốc thẩm.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý
Đơn kêu cứu khẩn cấp của ông Trần Văn Phước gởi đến tạp chí Lao động và Công đoàn. Ảnh: PXD

Sau đó ông Phước khởi kiện quyết định hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ bà Nam của UBND thành phố Đông Hà vì khẳng định việc cấp "sổ đỏ" cho hộ bà Nam có vấn đề khuất tất, không đúng thực tế, khiến diện tích đất bà Nam "phình" lên bất thường, từ 120 mét vuông lên đến 1.000 mét vuông, chiếm cả phần đất của ông Phước.

Tòa án tỉnh Quảng Trị đã trưng cầu giám định và bản kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Quảng Trị đã khẳng định về biên bản về ranh giới, mốc giới của hộ liền kề liên quan đến đất của ông Phước không phải là chữ ký, chữ viết của ông Phước. Theo chính Tòa án tỉnh Quảng Trị, đây là tình tiết mới xuất hiện nên tạm đình chỉ vụ án.

Văn bản quyết định tạm đình chỉ của Tòa án tỉnh Quảng Trị cũng lập luận rằng: Do bản án dân sự sơ thẩm 7/2/2018 của TAND tỉnh Quảng Trị và bản án phúc thẩm 16/8/2018 của Tòa án cấp cao Đà Nẵng (do bà Nguyễn Thị Nam kiện ông Trần Văn Phước lấn chiếm đất của nhà mình) chưa xem xét những tình tiết mới, dù cả hai bản án đã có hiệu lực thi hành, nên HĐXX thấy cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả xem xét tái thẩm của TAND tối cao, do có tình tiết mới thì mới giải quyết vụ án theo Luật Tố tụng Hành chính. Nhưng rồi vụ án vẫn không được tái thẩm.

Khi chúng tôi về địa phương làm việc thì nhận được ý kiến không đồng tình với bản án. Ngay những người có liên quan cũng phản ứng. Ông Trần Văn Toàn, Khu phố trưởng khu phố 7, phường 3, cho rằng đây là vụ án còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cơ quan chức năng, kể cả toà án cần về đây mới có thể sáng tỏ, còn ông Nguyễn Đăng Tân, cán bộ địa chính lâu năm của phường 3, TP. Đông Hà có mặt vào thời điểm bà Nam xây hàng rào thì nói thêm rằng bà Nam đã tự ý xây hàng rào và "sổ đỏ" bà Nam có nhiều vấn đề cần xác minh làm rõ.

Luật sư Lê Văn Khiển (Đoàn Luật sư Quảng Trị) thì khẳng định có rất nhiều điểm mờ trong vụ án này chưa được minh định, cơ quan tố tụng cần khách quan để khỏi ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý
Tòa trưng cầu giám định hình sự và cho thấy đã có hành vi giả chữ ký, chữ viết ông Phước. Ảnh: PXD

Lời cuối bài

Một mấu chốt vấn đề quan trọng là ở là việc giả mạo chữ viết, chữ ký của ông Trần Văn Phước đã được cơ quan Công an tỉnh Quảng Trị khẳng định. Nếu tòa án cứ khăng khăng căn cứ vào "sổ đỏ" để tuyên án mà trong khi quá trình làm hồ sơ có sự gian lận, vi phạm pháp luật rõ ràng và nghiêm trọng, vậy thì khác nào căn cứ phần ngọn khi phần gốc đã bị hỏng, đã có sự cố cần và chờ giải quyết.

Gia đình ông Trần Văn Phước cũng như dư luận yêu cầu cơ quan chức năng như: Công an điều tra việc giả chữ ký, chữ viết, Sở Tài Nguyên và Môi trường xem xét tính hợp pháp của "sổ đỏ" hộ bà Nguyễn Thị Nam... cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh, các cơ quan đại diện dân cử như: HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị quan tâm vấn đề của công dân, cử tri Trần Văn Phước, để có chỉ đạo kịp thời, để công lý thực sự phát huy và công bằng xã hội thực sự được bảo vệ.

Trước mắt cần tạm hoãn thi hành bản án dân sự để giải quyết vụ án hành chính mà điểm mấu chốt là việc làm giả chữ ký, chữ viết ông Phước cần làm sáng tỏ và xử lý nghiêm minh.

Lãnh đạo tiếp dân: Đôi nét nhìn từ Quảng Trị Lãnh đạo tiếp dân: Đôi nét nhìn từ Quảng Trị

Báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị trong chương trình giám sát nêu: "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công ...

Quảng Trị: Tại sao không xử lý việc giả mạo chữ ký? Quảng Trị: Tại sao không xử lý việc giả mạo chữ ký?

Ông Trần Văn Phước ( TP. Đông Hà, Quảng Trị) vừa có đơn thư kêu cứu gởi đến Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Đọc nhiều

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm