Không được cấp phép vẫn tổ chức tuyển dụng, đưa NLĐ đi làm việc tại Nhật Bản
Trước đó, Cuộc sống an toàn phản ánh, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH (có trụ sở tại Hà Nội) có dấu hiệu quỵt tiền của người lao động (NLĐ). Tại Hải Dương, Công ty TNHH MTV VIETJABA (huyện Cẩm Giàng) cũng bị NLĐ làm đơn tố cáo về việc sau 1 năm đóng phí xuất cảnh và mòn mỏi chờ đợi vẫn chưa thể đi Nhật Bản làm việc.
Ngay sau khi có sự vào cuộc của Cuộc sống an toàn, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH đã liên lạc với NLĐ và trả lại 3 triệu đồng (trong tổng số 70 triệu đồng), hứa hẹn sẽ sớm hoàn trả nốt số tiền còn lại. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cũng đã có buổi làm việc với NLĐ và Công ty TNHH MTV VIETJABA để làm rõ sự việc.
![]() |
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Ảnh NLĐ cung cấp |
Chúng tôi đã chuyển hồ sơ các vụ việc này đến Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và nhận được câu trả lời: Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH, Công ty TNHH MTV VIETJABA không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy hai công ty này không được phép môi giới, tuyển chọn, thu tiền của NLĐ để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
492 doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ đi làm việc ở Nhật Bản
Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, những doanh nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc tại Nhật Bản, trước tiên phải là doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp phải đủ các điều kiện theo quy định nằm trong danh sách được Tổ chức thực tập kỹ năng Nhật Bản cho phép doanh nghiệp đủ điều kiện đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản.
Hiện cả nước có 492 doanh nghiệp được phép đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản, trong đó có 273 doanh nghiệp được phép đưa lao động kỹ năng đặc định (kỹ năng đặc định là chương trình tiếp nhận lao động của Nhật Bản với mục đích đưa NLĐ sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ,… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam).
Các danh sách này đã được công khai đưa trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Lao động ngoài nước với đường link: http://www.dolab.gov.vn/New/Default.aspx.
![]() |
Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH và Công ty TNHH MTV VIETJABA không nằm trong danh sách 492 doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ sang làm việc tại Nhật Bản. |
Khuyến cáo của Cục Quản lý Lao động ngoài nước
Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo NLĐ trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu rõ thông tin để tránh bị lừa đảo, mất tiền phí cao. NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài cần đi qua các kênh chính thống như đi qua doanh nghiệp dịch vụ có Giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
![]() |
NLĐ bị lừa tiền chỉ còn cách "kêu cứu" trên mạng xã hội. |
Danh sách các doanh nghiệp được cấp phép, cũng như các thông tin chi tiết về đơn hàng đã được Cục Quản lý Lao động ngoài nước chấp thuận, chi phí từng đơn hàng theo các thị trường lao động, công việc và mức lương NLĐ có thể tra cứu trên trang thông tin điện tử (http://www.dolab.gov.vn/BU/Index.aspx?LIST_ID=1371&type=hdmbmtmn&MENU_ID=246&DOC_ID=1561), hoặc gọi điện theo số 024.38249517 (máy lẻ 511, 5112, 513) để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc NLĐ có thể đăng ký đi XKLĐ theo chương trình hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với địa phương của nước khác đăng ký qua các cơ quan được chính quyền địa phương giao cho thực hiện (ví dụ như đi theo chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc...).
Để tham gia các chương trình này, NLĐ phải tham gia đầy đủ 75 tiết học bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định. NLĐ phải tìm hiểu rõ thông tin về pháp luật của Việt Nam cũng như tìm hiểu về văn hóa, con người, pháp luật của đất nước mà NLĐ muốn đến làm việc cũng như học ngoại ngữ thật tốt, trau dồi kỹ năng tay nghề để nhằm chuẩn bị trước hành trang thật tốt để khi ra nước ngoài làm việc đạt hiệu quả và an toàn.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước khẳng định, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH và Công ty TNHH MTV VIETJABA như Cuộc sống an toàn phản ánh không nằm trong danh sách 492 doanh nghiệp được phép đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản, không được phép môi giới, tuyển chọn, thu tiền của NLĐ để đưa đi làm việc ở nước ngoài. Chính vì vậy, Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và các chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty nói trên để chuyển đến cơ quan công an địa phương để cơ quan này xem xét, xử lý, giúp NLĐ tìm lại quyền lợi! |
Từ tháng 1/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, Chính phủ Nhật Bản tạm ngừng cho lao động nước ngoài nhập cảnh, trong đó có lao động Việt Nam. Đến ngày 5/11/2021, Bộ Ngoại giao Nhật bản chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt nam. Hồ sơ đăng ký được tiếp nhận bắt đầu từ 10h sáng (giờ Nhật) ngày 8/11/2021. Sau khi nhập cảnh, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm quản lý các hoạt động đi lại và cách ly của thực tập sinh. Tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa biến chủng mới Omicron xâm nhập và lan rộng, ngày 29/11/2021, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố việc dừng nhập cảnh mới vào Nhật Bản đối với công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ kể từ 00h ngày 30/11/2021. Theo đó, thực tập sinh và lao động nước ngoài bao gồm cả lao động và thực tập sinh Việt Nam chưa thể nhập cảnh mới trong thời gian tới. Sau thời gian tạm dừng, lao động nước ngoài cũng như lao động Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản vẫn phải tuân theo các quy định trên của Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản trong thời kỳ dịch bệnh cần tuân thủ theo các quy định, chính sách phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành của cả 2 bên Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản như các quy định về xuất nhập cảnh, quy định về cách ly… |
![]() Liên quan đến sự việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương, mới đây Học viện Y ... |
![]() Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự chủ trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về pháp ... |
![]() Một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang bị tố cáo không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
