![]() |
Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, vấn đề nợ lương ở đơn vị sự nghiệp y tế là chưa có trong tiền lệ. Ảnh: Sỹ Công |
Trả lời Cuộc sống an toàn, ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết: “Vấn đề nợ lương cán bộ ở đơn vị sự nghiệp y tế là chưa có trong tiền lệ và nợ lương kéo dài ở đơn vị bệnh viện tự chủ thì lại là lần đầu tiên”.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị đầu tiên "xung phong" tự chủ
Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã thực hiện tự chủ từ năm 2019 nhưng tự chủ trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về pháp lý, con người, tổ chức bộ máy và sự thống nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn chưa kiện toàn được bộ máy lãnh đạo; tổ chức Đảng và Công đoàn.
“Tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh ở một lĩnh vực hết sức đặc thù, đó là chuyên ngành Y học cổ truyền, chuyên ngành khó khăn trong ngành Y tế nhưng đây là đơn vị đầu tiên "xung phong" tự chủ nên chưa có đơn vị đi trước để rút kinh nghiệm và học tập”, ông Vũ Anh Tuấn chia sẻ.
![]() |
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh Sỹ Công |
Đại dịch Covid-19 đã khiến 4,7 triệu người lao động bị mất việc làm; 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, 10 triệu lao động phải giảm giờ làm.
Trong hoàn cảnh như vậy, bệnh viện tự chủ cũng được coi như là một doanh nghiệp. Vì vậy, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Bệnh viện tự chủ đúng thời điểm có dịch nên khó khăn càng chồng chất khó khăn.
![]() |
Bệnh viện Tuệ Tĩnh sau 2 năm tự chủ đã cho thấy sự “thay đổi ngược” so với kỳ vọng. Ảnh Sỹ Công |
Qua nắm bắt của phóng viên Cuộc sống an toàn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh sau 2 năm tự chủ đã cho thấy sự “thay đổi ngược” so với kỳ vọng. Theo đó, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện không được cải thiện mà còn cho thấy sự bất ổn trong nội bộ đơn vị.
Hiện có 153 người lao động đang bị nợ lương và đứng trước nguy cơ mất việc làm. Tổng số tiền nợ lương là hơn 3,4 tỷ đồng, tiền nợ bảo hiểm là hơn 200 triệu đồng.
Công đoàn chia sẻ với khó khăn của các đoàn viên bị nợ lương
Ngay sau khi Cuộc sống an toàn phản ánh về thực trạng đáng buồn này, ngày 10/11/2021 Công đoàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có công văn kiến nghị Công đoàn Y tế Việt Nam có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho đoàn viên công đoàn công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Ban chấp hành Công đoàn Học viện nhiều lần gặp gỡ, trao đổi với Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh đề nghị trả đủ lương cho người lao động nhưng do bệnh viện đang có quỹ âm và ảnh hưởng bởi Covid-19 nên không thể có nguồn chi trả.
![]() |
Các cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh chờ đợi để trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn. Ảnh Sỹ Công |
Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, để giải quyết vụ việc này cần nhìn trên hai quan điểm: Cần có sự thống nhất của Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng kiến nghị đối với Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép tạm dừng tự chủ ở các đơn vị khó khăn trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.
Bản thân Đảng ủy, lãnh đạo đơn vị phải giải quyết công tác nội bộ từ nhiều năm nay để có bộ máy hoàn thiện từ công tác Đảng, đoàn thể, có chiến lược phát triển bệnh viện và đảm bảo Đảng phải lãnh đạo toàn diện đơn vị bệnh viện tự chủ, theo chỉ đạo chuyên môn của Bộ Y tế.
Chia sẻ với khó khăn của các đoàn viên bị nợ lương kéo dài tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, ông Vũ Anh Tuấn cho biết: “Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề nghị đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì buổi làm việc cùng các bên liên quan, bao gồm: các Ban của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế, làm việc trực tiếp với Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh để tìm ra hướng giải quyết vụ việc”.
Trong giai đoạn chống dịch vừa qua, Công đoàn Y tế Việt Nam đã hỗ trợ cho đoàn viên và sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam khoảng 440 triệu đồng từ nguồn kinh phí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của Công đoàn Y tế Việt Nam, nguồn huy động tài trợhỗ trợ dinh dưỡng, mua thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ cho sinh viên tiêu biểu chống dịch. Từ năm 2020, Công đoàn Y tế Việt Nam đã có các buổi làm việc và có 3 báo cáo, kiến nghị đối với Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, kiến nghị đối với các Vụ, Cục - Bộ Y tế và Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, đã báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBKT Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về các vụ việc của Học viện và Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản của sự việc vẫn chưa được giải quyết do bệnh viện vẫn phải tiếp tục tự chủ trong điều kiện không có bệnh nhân; chưa kiện toàn được nhân sự, tổ chức và phương án hoạt động. |
![]() Đồng cảm với những người thầy thuốc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang bị nợ lương nhiều tháng qua, hàng chục bệnh nhân đã làm ... |
![]() Gần 6 tháng qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt ... |
![]() Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), trong đó có ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
