Vĩnh Phúc: Khởi sắc trong thu hút đầu tư, chú trọng nguồn vốn FDI  | Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. | Tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất (tổ chức tại Nam Định), Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã giới thiệu một số kết quả của Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đồng bảo trợ. Theo Báo cáo, Vĩnh Phúc đứng thứ 5 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GRDP, đạt 22,87%; đứng đầu là tỉnh Bắc Ninh với tỷ trọng đạt 56,83%. Nhóm 5 tỉnh dẫn đầu về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông (kinh tế số ICT) có thế mạnh về sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ lớn và cũng nằm trong nhóm 10 địa phương thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cả nước. Tỷ trọng kinh tế số ICT được đóng góp chủ yếu bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực như viễn thông; sản xuất điện tử, máy tính và lập trình máy tính. Vĩnh Phúc cũng nằm trong Top 5 địa phương có doanh thu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính cao nhất cả nước. Sau 26 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế phía Bắc. Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm,.. tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp như: sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất phương tiện vận tải...  | Bức tranh tỷ trọng kinh tế số trên GRDP các tỉnh thành phố cả nước. | Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh, năm 2022, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành 1 chỉ thị; HĐND tỉnh ban hành 1 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 1 chỉ thị, 9 quyết định và 11 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CĐS; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia (10/10) và ra mắt ứng dụng VinhPhucID. Hết năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 100%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 65 - 70%; tỷ lệ người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử đạt 15 - 20%; tỷ lệ thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt trên 50%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, thuê, mua các giải pháp CĐS đạt hơn 30%... Cũng tại Diễn đàn, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, cho biết ước tính tỷ trọng kinh tế số trên GDP của cả nước năm 2021 là 11,91% và năm 2022 là 14,26%. Trong đó, kinh tế số ICT là trụ cột đóng góp chính với tỷ trọng đóng góp khoảng hơn 9% GDP và tác động lan tỏa của công nghệ số, ICT đóng góp vào các ngành, các lĩnh vực khác là 5%. Như vậy, tỷ lệ cơ cấu kinh tế số ICT trên kinh tế ngành lĩnh vực hiện nay đang khoảng 70:30, trong đó 70% là kinh tế số ICT. Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành lĩnh vực đạt 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030, nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành, lĩnh vực phải đạt khoảng 30-40%/năm và cơ cấu tỷ trọng sẽ là 30% kinh tế số ICT và 70% kinh tế ngành và lĩnh vực. Vĩnh Phúc hợp tác đào tạo nhân lực logistics và thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam - ... Vĩnh Phúc: Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Để trở thành chính quyền phục vụ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức sâu sắc việc trước ... Vĩnh Phúc: Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng lao động Nguồn cung lao động chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và ... | | | |