![]() |
Nhà máy lắp ráp ô tô tại KCN Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. |
Với tốc độ phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc như hiện nay thì nhu cầu sử dụng lao động trong các KCN sẽ ngày càng tăng cao. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về lao động tại các KCN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo mối quan hệ hài hòa, ổn định và phát triển giữa các doanh nghiệp (DN) và người lao động.
Hơn nữa, số lượng lao động ngoại tỉnh làm việc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tương đối lớn (khoảng 27.000 người). Trong khi đó khu nhà ở công nhân trên địa bàn chưa có, người lao động đi về hằng ngày cũng như người lao động đang ở trọ tại các khu nhà trọ tư nhân là chủ yếu nên việc kiểm soát dịch bệnh đối với lực lượng lao động ngoài tỉnh hết sức khó khăn, phức tạp.
Cùng với đó, việc tuyển dụng lao động mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng bị ảnh hưởng do DN tạm dừng việc tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, kể cả những tỉnh chưa có dịch để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công tác phòng, chống dịch.
Thực tế cho thấy, trình độ, tay nghề của người lao động trong các KCN còn thấp; số lao động chưa qua đào tào và tỷ lệ lao động nữ còn chiếm tỷ lệ cao, một số DN và một số người lao động vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh, đúng các quy định của pháp luật Nhà nước nói chung và pháp luật về lao động nói riêng…
Để quản lý hiệu quả lao động trong các KCN, thời gian qua, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động; quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách phúc lợi cho người lao động,..
Ban Quản lý cũng đề xuất tỉnh Vĩnh Phúc triển khai xây dựng các dự án nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hoá, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người lao động; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động; thực hiện tốt công tác phòng, chống Covid-19 trong các KCN, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý lao động,...
Đồng thời, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức phát động các phong trào thi đua lao động, sản xuất kinh doanh giỏi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tới các DN và người lao động để tạo đà khuyến khích DN và người lao động hăng say phấn đấu, đạt nhiều thành tích cao trong lao động sản xuất.
Với các giải pháp hiệu quả và thiết thực trong công tác quản lý lao động, nhìn chung, chất lượng lao động trong các KCN từng bước được cải thiện và nâng cao. Các doanh nghiệp trong KCN chấp hành đúng, đầy đủ chế độ cho người lao động, các vướng mắc trong quan hệ lao động được giải quyết thỏa đáng.
![]() Các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã tạo việc làm cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - ... |
![]() Thời gian qua, các Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư, kéo theo số lượng lao ... |
![]() Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ sự phát triển nhanh chóng của các KCN, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đối mặt với nhiều thách ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
