![]() |
Nhà máy trong KCN Khai Quang. |
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, từ đầu năm nay đến nay, có 35 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 880 triệu USD được cấp mới và 135 triệu USD điều chỉnh tăng vốn. Đây là năm thu hút lượng vốn FDI cao thứ 2 (sau 2019 với mốc 1,160 tỷ USD) từ khi tái lập tỉnh.
Tính đến hết tháng 9/2021, toàn tỉnh có 428 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 7 tỷ USD và 821 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đạt hơn 106 nghìn tỷ đồng.
Các dự án đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm cho hơn 11.500 lao động ở trong và ngoài tỉnh.
Trong đó có một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ chế biến thực phẩm, chế tạo có quy mô lớn như: Dự án Nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina Công suất 80.000 tấn/năm, vốn đầu tư 611 triệu USD của Thái Lan; Dự án Đầu tư cải tạo trang trại, chuyển đổi vật nuôi từ lợn sang bò thịt, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản và phân phối tại Tam Đảo (của Tập đoàn Vinamilk), dự kiến sẽ hợp tác với Tập đoàn SOJITZ (Nhật Bản) mở rộng đầu tư tại Vĩnh Phúc trị giá 250 triệu USD (đã ký biên bản với tỉnh Vĩnh Phúc trong tháng 11/2021).
![]() |
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Young Poong Electronics Vina, khu công nghiệp Bình Xuyên II. Ảnh: Chu Kiều |
Vĩnh Phúc được các nhà đầu tư đánh giá là tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn với các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở và minh bạch. Thực tế cho thấy đã có nhiều nhà đầu tư với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đang hoạt động thành công tại tỉnh, đồng thời tiếp tục mở rộng dự án với qui mô lớn và tạo “lực đẩy” hấp dẫn để kéo theo nhiều dự án vệ tinh vào tỉnh.
Trong thời gian tới, Vĩnh Phúc tập trung thu hút và khuyến khích các dự án đầu tư đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Trước mắt, để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Vĩnh Phúc đặt trọng tâm vào việc phát triển hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuyên biệt, tạo kết nối và liên kết cụm ngành.
Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút các dòng vốn đầu tư, ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư riêng của tỉnh; đồng thời xây dựng Bộ chính sách nhằm đa dạng các lĩnh vực đầu tư, giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận các hỗ trợ đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ giải quyết những vấn đề về lao động cho doanh nghiệp. Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư, công khai minh bạch quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch xây dựng và đất đai, quy hoạch ngành, lĩnh vực trên hệ thống thông tin điện tử; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
![]() Công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các Khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Các ... |
![]() Để đảm bảo an toàn, phòng, chống lây nhiễm dịch Covid-19, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã ... |
![]() Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp hạn chế tối đa nguồn lây xâm ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
