Đời sống

Văn hóa tâm linh đốt vàng mã dịp Tết: Những điều cần biết

Thiện Nam
Tác giả: Thiện Nam
Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh của người Việt trong dịp Tết. Đi kèm với đó là thói quen thắp hương, đốt vàng mã. Tuy nhiên, đốt vàng mã không đúng quy định sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy lớn, gây ra những thiệt hại khôn lường về tài sản, thậm chí là tính mạng con người.
nguy co hoa hoan do dot vang ma dip tet
Hiện trường vụ cháy đền Mẫu, Lạng Sơn ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018.

Nhiều vụ cháy do sơ xuất khi đốt vàng mã

Hẳn người dân xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng còn nhớ vụ cháy tại núi Sơn Đảo trong đêm giao thừa Tết Mậu Tuất (15/2/2018). Vụ cháy này đã phá hỏng 2,5 ha rừng. 212 cán bộ chiến sĩ cùng 2 kíp xe chữa cháy, 5 ô tô đã phải dốc toàn lực dập lửa trong nhiều giờ liền để dập tắt đám cháy. Nguyên nhân vụ cháy được cơ quan chức năng xác định là do người dân địa phương sơ ý khi đốt vàng mã để ngọn lửa bùng phát dẫn đến cháy rừng.

Tại Lạng Sơn, ngay ngày mồng 5 Tết Mậu Tuất, khi mùa lễ hội vừa bắt đầu, 9 gian hàng chuyên bán vàng mã, đồ lễ trong khuôn viên đền Mẫu, thị trấn Ðồng Ðăng (Lạng Sơn) đã bị cháy rụi, nguyên nhân vụ cháy cũng xuất phát từ việc đốt vàng mã…

Tại Hà Nội, ngày 9/10/2018, một vụ cháy lớn xảy ra tại tòa nhà 7 tầng có địa chỉ tại số 9 phố Hào Nam. Ngọn lửa bốc lên dữ dội, cột khói cao hàng chục mét, thiêu rụi nhiều vật dụng bên trên nóc nhà và cháy lan xuống các tầng bên dưới. Lực lượng chức năng đã phải điều 5 xe cứu hỏa chuyên dụng, 1 xe thang cùng hơn 30 lính cứu hỏa đến hiện trường để dập tắt đám cháy. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chủ nhà đốt vàng mã trên tầng 7 rồi bỏ đi dẫn đến tàn lửa bắt vào các vật dễ cháy gây ra hỏa hoạn.

Thực tế, thời gian qua nước ta đã xảy ra hàng chục vụ cháy nghiêm trọng do xuất phát từ việc đốt vàng mã không đúng nơi quy định, đốt vàng mã nhưng thiếu kiểm soát, mà vụ 1 người chết, 20 căn nhà bị thiêu rụi tại khu tập thể trên đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội năm 2012; vụ 8 căn nhà bốc cháy do đốt vàng mã tiễn Táo Quân tại hẻm 81 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM năm 2013; vụ cháy rừng trên núi Bà Hỏa (phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) năm 2014; vụ cháy chợ Kinh Môn (Hải Dương) năm 2014; vụ cháy xe bồn chứa 23.000 lít xăng tại tại Cửa hàng xăng dầu Ka Long (Móng Cái, Quảng Ninh) năm 2016… là những minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất. Đáng tiếc những vụ việc này người dân điều biết nhưng vẫn coi thường, chủ quan, tắc trách.

Đốt vàng mã thế nào để an toàn

Xuất phát từ việc người dân ngày càng sa vào mê tín trong việc đốt vàng mã (trên đốt gì dưới nhận được thứ ấy, đốt nhiều được hưởng lộc nhiều) nên thời gian qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều công văn gửi các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã.

Gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và người dân loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

nguy co hoa hoan do dot vang ma dip tet
Nên đốt vàng mã số lượng tượng trưng và đúng nơi, đúng chỗ.

Dưới góc độ văn bản pháp lý, việc xử phạt đốt hàng mã không đúng nơi quy định cũng đã được quy định rõ tại Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa.

Tại TP. Hà Nội, hành vi nêu trên cũng bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, theo Điều 10 Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND của HĐND thành phố quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên quy định này chỉ mới lại ở việc xử phạt hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, chưa có quy định về cấm hoàn toàn việc đốt vàng mã tại các nơi thờ tự nói chung như đền, chùa, đình, miếu, phủ, nhất là tại nhà dân.

Theo ý kiến một số chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã đem tới thiệt hại về kinh tế và rủi ro về an toàn. Tuy nhiên do đây là tập tục đã hình thành và lưu truyền từ lâu cho nên không thể loại bỏ một sớm một chiều được.Vấn đề là người dân nên thực hành việc đốt vàng mã làm sao cho tiết kiệm, an toàn để khỏi gây thiệt hại về kinh tế, tài sản và sức khỏe, tính mạng của mình, cũng như người thân.

Muốn vậy, khi đốt vàng mã, người dân chỉ cần đốt số lượng mang tính tượng trưng, không phô trương và đốt đúng nơi, đúng chỗ. Không nên đốt ngoài đường, cũng không nên đốt ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng. Tại các đền, chùa, miếu mạo, hoặc người dân sống tại khu tập thể, căn hộ chung cư khi đốt vàng mã cần đốt tại những lò đốt vàng mã tập trung. Nếu đốt tại tư gia cần đốt trong các lò/ thùng hóa vàng mã bằng tôn, sắt để tránh tàn tro lửa phát tán ra ngoài, có thể gây ra nguy cơ cháy, nổ.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm