Kinh tế - Xã hội

Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Trong ngày làm việc thứ 4 (6/10) của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII), Trung ương Đảng đã đưa ra bàn bạc để đi đến thống nhất những quyết sách quan trọng đối với đại sự Quốc gia, trong đó có đề án: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Vai trò công đoàn: “cầu nối” hay “đại diện”? Hiện thực hóa hành trình nuôi dưỡng nhân tài công nghệ cùng Samsung Innovation Campus Cổ phiếu về giá 1x, Hòa Phát (HPG) rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn
Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghệ dây chuyền tích hợp tại xưởng thân xe. Ảnh: TTXVN

Vấn đề này đã được văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh trong đường hướng phát triển kinh tế:

“Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”.

Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đã rõ và phù hợp với sự phát triển tất yếu của thời đại, phương hướng chung cũng minh định, vấn đề còn lại là đào tạo nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của Quốc gia. Trước hết, phải nhìn vào thực tế, từ đó mới tìm được hướng đi phù hợp.

Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghệ lắp ráp gầm xe và hệ thống truyền động tiên tiến. Ảnh: TTXVN

Như chúng ta đã biết trong quá khứ gần và xa, các cuộc cách mạng công nghiệp thường không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng, đó là khai thác tài nguyên khoáng sản. Nhưng khi nguồn lực thiên nhiên ngày càng cạn dần thì cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (còn gọi cách mạng 4.0) ra đời với bản chất đổi mới, căn bản thể hiện sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để phục vụ tối đa cho nhu cầu phát triển của con người.

Lấy ví dụ đơn giản, trước đây muốn làm giàu thì khai khoáng, sản xuất nông nghiệp ... nhưng nay nếu đào tạo được những chuyên gia lập trình đẳng cấp quốc tế thì một người làm thu nhập bằng cả dân số một vài tỉnh; độ mươi chuyên gia như thế có thể thu nhập bằng cả hàng chục triệu nông dân trồng lúa.

Việc một nền kinh tế như Việt Nam phát triển bề rộng đã đến giới hạn, bây giờ cần phát triển bề sâu. Vì vậy, bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực đại trà còn cần chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là không bỏ lỡ cơ hội mở cửa và hội nhập, không chậm chân trước những thời cơ phát triển nền kinh tế.

Khi bàn đến nguồn nhân lực, các chuyên gia thường đề cập đến ba yếu tố: số lượng, chất lượng và cơ cấu. Mà ở nước ta thực tế cho thấy, còn thiếu những nhà quản lý, những nhà khoa học giỏi, những chuyên gia đầu ngành nhưng lại thừa một nguồn lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc đào tạo lại đã tạo nên một nghịch lý vừa thừa vừa thiếu. Vì vậy năng suất và chất lượng lao động của chúng ta còn thấp, hiệu suất kinh tế chưa tương xứng với số lượng lao động.

Một báo cáo gần đây cho thấy: “Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan; 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore. Báo cáo năm 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm”.

Điều này cho thấy, nếu Quốc gia nào có được một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, tương thích với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, một nguồn nhân lực bền vững và chất lượng, tận dụng tốt việc ứng dụng khoa học và công nghệ, kích thích và tăng cường đổi mới sáng tạo thì nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển, sớm hội nhập với các nước, với toàn cầu, tạo nên những giá trị riêng, thương hiệu riêng mang bản sắc Quốc gia, dân tộc.

Cho nên, trong thời gian tới, đột phá nguồn nhân lực vẫn là mấu chốt cần được đặc biệt quan tâm nếu không muốn bị tụt hậu. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã xác định:

“Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo".

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến nhanh hay chậm, việc rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực, vào đội ngũ những người lao động, trong đó có vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân Việt Nam. Chiến lược để có nguồn nhân lực vững bền và chất lượng trước hết thông qua kế sách giáo dục theo đơn "đặt hàng" của cuộc sống, thông qua đào tạo và đào tạo lại, thông qua trao đổi và hợp tác quốc tế. Đó phải là quốc sách đúng đắn của Nhà nước và sự cố gắng hết mình của mỗi người lao động.

Hãy nỗ lực phấn đấu vì một đất nước phồn thịnh và hạnh phúc. Điều đó phải trở thành tâm nguyện cháy bỏng và mục tiêu lao động tốt đẹp của hết thảy chúng ta.

Nâng cao vai trò của Công đoàn trong thực hiện văn hóa công vụ và cải cách hành chính Nâng cao vai trò của Công đoàn trong thực hiện văn hóa công vụ và cải cách hành chính
“Cộng đồng sống khỏe Nova” – nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp tại NovaGroup “Cộng đồng sống khỏe Nova” – nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp tại NovaGroup
Cổ phiếu về giá 1x, Hòa Phát (HPG) rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn Cổ phiếu về giá 1x, Hòa Phát (HPG) rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm