![]() |
Bệnh viện Bạch Mai đang bị phong tỏa là một trong những ổ dịch lớn của cả nước. Ảnh: V.G. |
Phân loại bệnh nhân ngay từ khâu đón tiếp
Trước diễn biến phức tạp về dịch bệnh như hiện nay, Đảng, Nhà nước đã đề ra phương châm "chống dịch như chống giặc". Mọi công tác phải thần tốc, khẩn trương ngay từ giai đoạn đầu.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tất cả bệnh nhân đến khám (kể cả người nhà đi cùng ) trước khi vào trong viện đều trải qua công tác kiểm tra tổng thể thân nhiệt, đo nhiệt độ. Trường hợp người bệnh có các triệu chứng của Covid-19 như thân nhiệt cao, sốt, ho sẽ được đón tiếp riêng, cách ly và kiểm tra kỹ lưỡng.
Chị Hải Hà (Thanh Xuân, Hà Nội ) cảm thấy rất yên tâm khi đi khám mùa dịch: “Bệnh viện chủ động phân loại để sớm phát hiện, sàng lọc người có nguy cơ lây nghiễm, giảm thiểu được những rủi ro cho cộng đồng”.
Đây cũng là biện pháp được nhiều bệnh viện triển khai hiện nay như Việt Đức, Xanh Pôn, Giao thông Vận tải…
Thực tế cho thấy, nếu làm tốt ngay từ khâu đón tiếp thì bệnh viện sẽ chủ động, kiểm soát được tình hình về sau, tránh nguy cơ lây nhiễm cao và phải “cách ly cả cụm”.
Tại cuộc họp giao ban ngày 14/3 về công tác phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP đã thẳng thắn chỉ ra việc cán bộ, nhân viên Bệnh viện Hồng Ngọc không tuân thủ quy trình an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 khiến toàn bộ các cán bộ y tế phải cách ly.
Trường hợp tương tự tại Xanh Pôn, ngày 9/3 các y bác sĩ khám cho ca bệnh thứ 39 nhưng không thực hiện đủ các biện pháp phòng dịch, kết quả cũng phải cách ly 10 người trong bệnh viện.
Từ trước đến nay, quan niệm “nơi chữa bệnh sẽ không sợ bệnh” dường như luôn tồn tại trong suy nghĩ tất cả mọi người, kể cả các y, bác sĩ, bởi vậy mới dẫn đến tình trạng không phân loại bệnh nhân ngay từ khâu đón tiếp. Chỉ khi virus SARS-CoV-2 theo chân người bệnh tới đánh trực diện vào đội ngũ y bác sĩ, tất cả mới hốt hoảng, bàng hoàng.
![]() |
Công tác đón tiếp, phân luồng Bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: V.G. |
Kiểm soát chặt chẽ người ra vào viện
Tại Bệnh viện đa khoa quận Hà Đông, cánh cổng luôn được mở toang. Người bệnh từ trong thoải mái đi ra ngoài mua đồ rồi lại đi vào, không có bất cứ sự kiểm soát nào của bộ phận y tế. Ngay ngoài cổng, những người làm xe ôm xúm lại để bắt khách, người đến thăm nom nhộn nhịp.
Ở nước ta có đặc thù, người nhà nhất định phải tiếp cận với bệnh nhân, để chăm sóc, tiếp tế, thậm chí còn bằng mọi cách để vào phòng bệnh dù không phải giờ cho phép. Vào trong viện, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh người nhà đông hơn bệnh nhân, có trường hợp một người đi viện kéo theo người nhà vào thăm lên đến cả chục người.
Trong khi dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, điều đó trở nên vô cùng nguy hiểm. Số người ra vào viện nếu quá đông, sẽ quá khó để khống chế, kiểm soát nguồn lây.
Dù chưa cấm hẳn nhưng hầu hết các bệnh viện cũng đều thông báo người nhà hạn chế vào thăm. Tại Bệnh viện Bạch Mai, sau khi phong toả cả viện, thân nhân bệnh nhân cũng đã được đưa đi cách ly tập trung, chỉ có số ít là được ở lại.
Chú trọng hơn đến những người cung cấp dịch vụ
Những người cung cấp dịch vụ, công tác hậu cần trong viện bấy lâu nay vốn được coi như “nhân viên” của bệnh viện. Trong khi những người thực hiện dịch vụ này có thể đi từ phòng bệnh này đến phòng bệnh khác, giao dịch với nhiều bệnh nhân, đồng thời cùng một lúc họ có thể kiêm việc tại nhiều bệnh viện khác nhau, bởi vậy nguy cơ lây lan dịch là rất lớn.
![]() |
Những điểm cung cấp dịch vụ tại bệnh viện luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, lây lan dịch bệnh. Ảnh: V.G. |
Tại Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm này có đến 26 nhân viên Công ty Trường Sinh chuyên cung cấp dịch vụ bữa ăn dương tính với Covid-19. Các chuyên gia y tế bước đầu đã xác nhận đây là nguồn lây nghiễm chính chứ không phải từ các y, bác sĩ.
Căng tin, tạp hoá, hay đơn thuần là “tổ nước sôi” trong viện là những nơi ít được chú trọng bấy lâu nay bởi đây được xem là những điểm cung cấp dịch vụ thứ yếu, đi kèm. Bản thân nhân viên phục vụ tại đó cũng chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp. Vì thế, bộ phận này lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất. Nếu không phát hiện kịp thời, câu chuyện sẽ lại tái diễn như Bạch Mai.
Bài học từ Bạch Mai, để không rơi vào tình trạng "mất trâu mới lo làm chuồng", Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã lắp đặt 02 buồng máy khử khuẩn ngay trong bệnh viện, yêu cầu tất cả cán bộ, công nhân viên thường xuyên phải vệ sinh. Đó có thể được coi là giải pháp tạm thời trong việc chú trọng hơn đến sức khoẻ của các y, bác sĩ, phục vụ.
Trên thực tế, không có một khuôn mẫu nào trong việc kiểm soát và phòng tránh dịch bệnh lây lan, tuy nhiên tất cả các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh từ tư nhân đến Trung ương cần quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng, vận dụng sáng tạo vào thực tế của mình để thực hiện một cách kiên quyết hơn.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 1/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 856.000 ca nhiễm virus corona chủng ... |
![]() Chỉnh phủ sẽ dành 28.000 - 30.000 tỷ để hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Trong đó, người lao động ... |
![]() Tại Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Công ty Nidec VN), Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM công đoàn cùng ban giám đốc ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
