![]() |
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra nơi cất giữ hàng hóa tại ngách 9B ngõ 35/76 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ. |
Triển khai kiểm soát thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh tý 2020
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường, phục vụ nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh tý 2020.
Để phối hợp triển khai, thực hiện có hiệu quả trong quản lý nhà nước, trong hoạt động lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh tý 2020, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 4496/KH-SCT về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố và theo đề nghị của Sở Công thương Hà Nội, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1170/QLTTHN-NVTH chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng: Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm.
Cùng đó, tăng cường kiểm soát cơ sở sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng hóa không đảm chất lượng, vi phạm an toàn thực và gian lận thương mại khác, tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết; Kiên quyết không để xảy ra tình trạng thị trường thiếu hàng, khan hiếm hàng hóa giả tạo để đầu cơ, tăng giá nhằm thu lời bất chính.
Theo đó, tính đến hết tháng 10, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý : 7.065 vụ vi phạm; Phạt hành chính số tiền: 40.628.275.000 đồng; xử lý số hàng hóa vi phạm trị giá: 43.167.385.000 đồng. Đáng lưu ý, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-BCĐ389/TP kiểm tra liên ngành các kho tàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đoàn sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường Thủ đô từ nay đến hết tháng 2 năm 2020.
Không để khan hiếm hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
Theo Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố sẽ được thực hiện từ ngày 1/4/2019 đến hết tháng 3/2020. Mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm 10 nhóm hàng; lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 30% nhu cầu thị trường và các tháng tết. Lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 30% đến 40% nhu cầu thị trường.
Hiện các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch cụ thể dự trữ hàng phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng.
Theo đó, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn xuất chuồng lợn dưới tuổi (từ 80kg đến 90kg/con), tập trung phát triển nguồn lợn giống, hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn; Công ty Vissan dự trữ 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày và nhập khẩu thịt nếu có biến động lớn; Công ty Ba Huân trữ đông 200 tấn thịt gà, tăng lượng cung ứng 20 tấn thịt gia cầm; Công ty San Hà trữ đông 1.500 tấn thịt lợn, gà, tăng lượng cung ứng lên 200 tấn thịt gà/ngày, 25 tấn thịt lợn/ngày; Công ty Cổ phần C.P Việt Nam cung ứng vượt kế hoạch Thành phố giao; triển khai biện pháp kỹ thuật, xuất chuồng sớm, tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng thịt lợn. Saigon Co.op tiếp tục thực hiện bình ổn thị trường với 10 nhóm hàng và tổ chức thực hiện ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vệ tinh để chuẩn bị tốt nguồn hàng. Đến thời điểm này, các nhà cung ứng của Saigon Co.op cũng đang tập trung chuẩn bị nguồn hàng Tết.
Hệ thống siêu thị tại các tỉnh Đông Nam Bộ tập kết hàng hóa chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. (Ảnh: K.V).
Cũng theo Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, do dịch tả lợn châu Phi kéo dài nên đã làm thiếu nguồn cung. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Thành phố vào khoảng 10.000 con/ngày, dịp cận Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng khoảng gấp rưỡi so với ngày thường và 80% sản lượng đều do các địa phương khác cung cấp.
Để bình ổn thị trường thịt lợn, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch triển khai, đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu: Thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm… đảm bảo cung ứng đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao.
Hiện Thành phố có 239 chợ, 205 siêu thị, 46 trung tâm thương mại và trên 2.300 cửa hàng tiện lợi để phục vụ mọi nhu cầu mua sắm của người dân. Thành phố Hồ Chí Minh cũng luôn duy trì sức mua tăng trưởng ổn định nhờ phát triển được hệ thống phân phối hiện đại. Các giải pháp kết nối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường được triển khai thường xuyên và hiệu quả. Giá cả cung - cầu hàng hóa thiết yếu được ổn định, không tăng giá đột biến do khan hàng, thiếu hàng.
![]() Ngày 24/10, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tới các cấp công đoàn (CĐ) về ... |
![]() Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo đánh giá tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, có tính tới phương ... |
![]() Ngày 14/10, công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn chính thức thông tin cụ thể về các kế hoạch chạy tàu và ... |