Công đoàn

Trạm trưởng y tế phường Trúc Bạch quyết tâm chống dịch Covid-19 dù ở tuổi sắp nghỉ hưu

Trịnh Tâm
Tác giả: Trịnh Tâm
Dù không lâu nữa thì được “cầm sổ hưu” nhưng chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm Trưởng Trạm Y tế phường Trúc Bạch (Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội) vẫn tràn đầy nhiệt huyết, túc trực 24/24h cùng người dân khu phố cách ly phòng chống dịch.    
tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm trưởng Trạm y tế phường Trúc Bạch đo thân nhiệt người dân trong khu phố. Ảnh: ST

Kể từ tối ngày 6/3, khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại phường Trúc Bạch, cơ quan chức năng đã thành lập hai chốt kiểm soát ở ngã tư Trúc Bạch - Ngũ Xã và ngã ba Châu Long - Trúc Bạch. Chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Trúc Bạch chính thức cùng đồng nghiệp bước vào quãng thời gian “trực chiến” 24/24h để quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về phòng chống dịch Covid-19.

Bước sang ngày cách ly thứ 10, cuộc sống của người dân khu phố vẫn bình yên và được theo dõi sức khỏe đều đặn. Đó cũng là thời gian chị Trần Thị Hồng Tuyết chưa một lần ghé qua nhà. Khu phố cách ly đã trở thành “gia đình thứ hai” của chị. Khi mà mỗi ngày, chị đều đặn 2 lần đi đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và hướng dẫn phòng dịch cho từng người dân trong khu vực cách ly Trúc Bạch. Những lần như vậy, chị thấy thêm tin tưởng ở mình, ở mọi người sẽ cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

Mặc dù đã ở tuổi 54, còn không quá xa đến ngày “cầm sổ hưu”. Thế nhưng, chị Trần Thị Hồng Tuyết vẫn đầy nhiệt huyết tham gia “cuộc chiến” Covid-19. Chị từng nói “nguyện mang hết sức lực chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh Covid-19”. Không sợ mắc bệnh, không ngại gian khổ, không lùi bước trước thiếu thốn, khó khăn, chị luôn sẵn sàng tham gia mọi nhiệm vụ.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Cán bộ y tế còn kiêm nhiệm vụ cấp lương thực thực phẩm cho người dân tại nhà. Ảnh: ST

Những ngày qua, chị và đồng nghiệp ròng rã thức thâu đêm, suốt sáng, có những ngày chỉ chợp mắt 2 tiếng đồng hồ.

Chị Tuyết chia sẻ: Từ khi phát hiện ca bệnh số 17 sống tại số nhà 125, phố Trúc Bạch thì công tác phòng chống dịch càng ráo riết hơn. Ngay từ 22 giờ đêm 6/3 đến 3 giờ sáng hôm sau, cán bộ y tế phường cùng với cán bộ y tế Trung tâm Y tế quận Ba Đình, đội phòng chống dịch cơ động Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19: khoanh vùng, vẽ sơ đồ số nhà, điều tra các đối tượng tiếp xúc và xác định các đối tượng thực hiện việc cách ly.

Thoạt đầu rất mông lung để xác định được đối tượng nào là F1, F2, F3, F4, F5... nhưng khi bắt tay vào, tất cả chung ý chí, mục tiêu. Các cán bộ đã đến từng hộ gia đình, vận động, thuyết phục các gia đình hợp tác. Từ đó, đã nhanh chóng xác định, phân loại được các nhóm đối tượng. Đến sáng hôm sau, cơ bản chỉ còn thực hiện công tác tuyên truyền, thực hiện cách ly, phòng chống dịch bệnh.

Những ngày này, khi màn đêm buông xuống, ánh đèn soi tỏ mọi ngõ ngách của phường Trúc Bạch. Đêm cũng như ngày. Hầu như chị Tuyết và đồng nghiệp chưa khi nào có giấc ngủ trọn vẹn. Hằng ngày, chị và đồng nghiệp lại gõ cửa từng nhà, khảo sát dịch tễ từng cá nhân, đo thân nhiệt, ghi chép tiền sử sức khỏe của từng người. Đồng thời, hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp phòng dịch, phát khẩu trang, tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho người dân.

“Cán bộ y tế thường trực ở đây 24/24h, không về nhà để người dân yên tâm và ổn định sinh hoạt trong khu vực cách ly” - chị Tuyết cho biết.

Nếu phát hiện trường hợp nào có biểu hiện tình trạng sức khỏe bất thường thì cán bộ y tế của Trạm khám sàng lọc. Nếu bệnh nhẹ thì theo dõi sức khỏe người dân tại chỗ, còn bệnh nặng sẽ gọi điện nhờ tuyến trên hỗ trợ. Vừa lo chăm sóc sức khỏe người dân, chị Tuyết cùng các cán bộ nhân viên y tế của Trạm cũng đồng thời là “cô nuôi”, cùng lực lượng chức năng cung cấp đủ mọi nhu cầu về thực phẩm và các vật dụng cá nhân cần thiết cho người dân. Ngoài công tác phòng chống dịch, chị Tuyết cùng với các cán bộ y tế của Trạm tham gia nhiều hoạt động nghiệp vụ khác của phường, của huyện.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Khu phố Trúc Bạch vẫn bình yên từ khi cách ly đến nay. Ảnh: ST

Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, chị Tuyết đã thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và cấp trên về phòng dịch: “Đối với các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch của phường Trúc Bạch làm việc cơ sở y tế nơi bệnh nhân điều trị để cán bộ y tế lấy máu, đưa đi xét nghiệm. Rồi lại đi nhận kết quả xét nghiệm trả tận nhà cho người bệnh. Tất cả mọi việc “hậu cần, bếp núc”, y bác sỹ của Trạm sẵn sàng thực hiện, giúp đỡ để không người dân nào phải cảm thấy bất tiện khi ở trong khu vực cách ly. Họ thêm yên tâm về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19”.

Chị Tuyết chia sẻ: “Công tác trong ngành y 30 năm, trải qua nhiều chiến dịch phòng chống dịch bệnh. Mỗi chiến dịch có những vất vả và nỗi niềm riêng. Nhưng với đợt dịch bệnh Covid-19 lần này, cán bộ y tế thực sự phải lăn xả ngày đêm, bằng tất cả nhiệt huyết của lương y, từ mẫu và tinh thần chiến đấu với hy vọng sẽ chiến thắng dịch bệnh”.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/3

Tính đến 7h ngày 17/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 162 ...

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Lòng hảo tâm, tình đồng bào và Covid-19

Trong thời điểm cả nước gồng mình, khó khăn tứ bề chống dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn thì dù ít hay nhiều, những ủng ...

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 như thế nào?

Việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp cho nhiều người tránh rơi vào tình trạng hoang mang trong thời gian xảy ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm