Phóng sự điều tra

Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Liên quan đến vụ việc chậm trễ chi trả phụ cấp chống dịch, các tình nguyện viên vui mừng vì những nỗ lực được đền đáp, các cấp đã lắng nghe và có sự quan tâm, chia sẻ.
LĐLĐ tỉnh Thái Bình trao 100 triệu đồng động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên tham gia chống dịch Tăng tốc phân bổ, tiêm vắc xin cho các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên
Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe
Chốt kiểm soát dịch C21, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.

Tiếp tục thay đổi chấm công

Như phản ánh trước đó của Cuộc sống an toàn trong bài viết “Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên tham gia chống dịch” ngày 12/11, UBND xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang cam kết sẽ thực hiện việc chi trả trong 7 ngày. Tuy nhiên, đến ngày 14/11, bản chấm công trực của các tình nguyện viên bị xã Hòa Liên trả về Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu yêu cầu thay đổi. Lý do xã Hòa Liên đưa ra là các tình nguyện viên sẽ không được chấm công vị trí A (vị trí lấy mẫu xét nghiệm, 450 nghìn đồng/người) mà chỉ được chấm ca trực 300 nghìn đồng/người theo Nghị quyết số 16/NQ-CP.

Theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/8/2021 của Chính phủ về việc hỗ trợ quyền lợi cho các tình nguyện viên y tế tham gia chống dịch 300 nghìn đồng/người.

Tại Đà Nẵng, Sở Y tế thành phố có văn bản triển khai Nghị quyết số 39/2021/NQ-HĐND TP đối với chế độ phụ cấp chống dịch quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục I Phụ lục kèm theo Nghị quyết này thì thực hiện hỗ trợ tăng thêm so với Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ. Cụ thể, đối với người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế sẽ được hỗ trợ 450 nghìn đồng/người.

Theo anh T., tình nguyện viên y tế tại chốt C21(xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang), cho biết việc chấm công hỗ trợ như vậy là không phù hợp bởi cá nhân anh vẫn đảm nhiệm vị trí lấy mẫu xét nghiệm và đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao trong suốt quá trình tham gia chống dịch.

Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe
Những ngày cao điểm, các tình nguyện viên tại chốt C21 phải lấy hơn 400 mẫu xét nghiệm.

“Khi nộp đơn xin đi tình nguyện chống dịch tại Sở Y tế thành phố, lực lượng chúng tôi được tham gia tập huấn kỹ năng sử dụng test xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2. Sau khi có giấy chứng nhận, trong các ca trực của mình, tôi vẫn tham gia vị trí A (vị trí lấy mẫu xét nghiệm-PV) với các nhân viên y tế khác. Lần gần nhất tôi phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm là khi lấy mẫu xét nghiệm cho 2 tài xế dương tính vào ngày 20/10. Vậy vì sao lại không có sự động viên phù hợp với công việc mà chúng tôi đang làm”, anh T. cho biết.

Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe
Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn lấy mẫu xét nghiệm của các tình nguyện viên.

Cũng theo anh T. ở những ngày cao điểm, các tình nguyện viên phải lấy hơn 400 mẫu xét nghiệm. Hiện nay, lực lượng tình nguyện viên tham gia chống dịch tại chốt C21 đã nghỉ gần hết, những người còn lại đang nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ góp sức cùng thành phố chống dịch.

“Mong muốn lớn nhất của tôi là có sự động viên phù hợp để những nỗ lực của chúng tôi trong suốt thời gian qua tham gia chống dịch được ghi nhận”, anh T chia sẻ.

Giải quyết rốt ráo

Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, ông Ngô Quốc Dũng – Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang tiếp thu những chia sẻ của tình nguyện viên. Theo ông Dũng, địa phương vẫn luôn ghi nhận những nỗ lực của các tình nguyện viên tham gia chống dịch.

Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe
Những ngày trời mưa, các tình nguyện viện tại chốt C21 vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ chống dịch.

Về việc chi trả hỗ trợ, ngày 17/11 vừa qua, UBND xã Hòa Liên đã tổ chức một buổi làm việc với sự tham gia của các bên gồm lãnh đạo Phòng Tài chính-Kế toán huyện Hòa Vang, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, kế toán phụ trách chấm công tại chốt C21, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và đại diện lực lượng tình nguyện viên y tế .

Sau buổi làm việc, những vướng mắc liên quan đến chấm công và chi trả hỗ trợ cho lực lượng tình nguyện viên đã được tháo gỡ. Theo đó, UBND xã Hòa Liên và Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã cam kết sẽ thực hiện việc chi trả công định kỳ, tránh việc chậm trễ như thời gian vừa qua.

Về mức hỗ trợ, UBND xã Hòa Liên sẽ căn cứ theo các Nghị quyết của Chính phủ và thành phố đã triển khai. Qua đó, đối với những người tham gia việc lấy mẫu xét nghiệm sẽ được chi trả theo đúng quy định.

Tiếng nói của các tình nguyện viên chống dịch đã được lắng nghe
Chủ tịch UBND xã Hòa Liên ghi nhận những nỗ lực của các tình nguyện viên tại chốt C21.

“Thông qua buổi làm việc, các thủ tục pháp lý đã được các bên trao đổi rõ ràng. Sắp đến, định kỳ 10 hay 15 ngày nhận một lần thì chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định và thống nhất thực hiện, không để xảy ra tình trạng chậm hỗ trợ như trên. Đây là trách nhiệm của UBND xã để có sự động viên kịp thời với lực lượng chống dịch”, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết.

Kết quả của buổi làm việc đã phần nào giúp các tình nguyện viên yên tâm tiếp tục với công tác phòng, chống dịch. Chia sẻ sau buổi làm việc, anh T. vui mừng vì lãnh đạo các cấp đã có sự lắng nghe, điều chỉnh phù hợp giúp động viên lực lượng tình nguyện viên tại chốt.

Bên cạnh đó, thay mặt các tình nguyện viên, anh T cũng gửi lời cảm ơn khi Cuộc sống an toàn đã hỗ trợ, góp tiếng nói đến các cấp lãnh đạo để vụ việc có được kết quả tốt đẹp.

“Tôi rất vui vì nhận được những sự động viên của các cấp, dù muộn nhưng vẫn rất cần thiết để anh em yên tâm tiếp tục với công tác phòng, chống dịch. Hơn nữa, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Cuộc sống an toàn khi đã góp tiếng nói giúp mọi người. Mong rằng trong tương lai, Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ người lao động được nói lên nguyện vọng chính đáng của mình”, anh T chia sẻ.

Nữ công nhân tử vong sau khi bị cuốn vào trục chuyền giấy Nữ công nhân tử vong sau khi bị cuốn vào trục chuyền giấy

Trong lúc lau keo trên trục chuyền giấy, chị K. bị cuốn cả cánh tay và cổ vào trục dẫn đến tử vong. Vụ việc ...

Thích ứng an toàn hay nỗi sợ bung toang? Thích ứng an toàn hay nỗi sợ bung toang?

Quyết định cách ly tại nhà người đến từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và F1 ở HN nếu muốn ở tại gia trong ...

Nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Công ty Ô tô 1-5 chốt sổ BHXH Nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Công ty Ô tô 1-5 chốt sổ BHXH

Sau phản ánh của Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn qua loạt bài “Nữ công nhân mắc bệnh hiểm nghèo mòn mỏi ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm