Phóng sự điều tra
Đà Nẵng:

Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên tham gia chống dịch

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Sau 2 tháng ở tuyến đầu chống dịch, nhiều tình nguyện viên y tế vẫn chưa nhận được các khoản hỗ trợ nào theo quy định hiện hành của thành phố Đà Nẵng.
Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 Đám cưới trực tuyến lặng thầm của nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch tại TP HCM
Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên y tế
Các tình nguyện viên tại chốt kiểm soát dịch C21 phải tự bỏ tiền túi để lo chi phí cho toàn bộ quá trình tham gia chống dịch.

Chờ đợi hỗ trợ trong thời gian dài

Nhiều tháng qua, 28 tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm thuộc quản lý của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 đều bị chậm trễ trong việc chi trả chế độ hỗ trợ.

Trao đổi với phóng viên, điều dưỡng T. (nhân vật xin phép được giấu tên - PV) cho hay, khoảng đầu tháng 8/2021, anh nộp đơn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng xin làm tình nguyện viên y tế nhằm hưởng ứng lời kêu gọi tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Sở Y tế TP Đà Nẵng phát động.

Sau khi nộp đơn, anh T. cùng 27 người khác được huấn luyện kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm và được Sở Y tế Đà Nẵng phân bố về Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu để lấy mẫu xét nghiệm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại các chốt kiểm soát dịch liên ngành, cửa ngõ thành phố.

Tuy nhiên, theo điều dưỡng T., tròn 2 tháng tình nguyện làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch C21 (khu vực cuối đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng), anh cũng như mọi người chưa được nhận bất cứ chế độ gì theo quy định hiện hành, cụ thể là mức hỗ trợ tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm theo Nghị quyết 16/NQ-CP (300.000 đồng/người).

Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên y tế
Tình nguyện viên tại chốt kiểm soát dịch C21.

“Lúc dịch bệnh căng thẳng, chúng tôi tự nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch, tất cả vì Đà Nẵng. Chúng tôi là người trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm 8 tiếng/ngày. Thực tế cho thấy đây là công việc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Chúng tôi không sợ khó, không sợ khổ, không sợ nhiễm bệnh. Vậy mà công sức mình bỏ ra không nhận được một lời động viên từ các cấp lãnh đạo”, điều dưỡng T. cho hay.

Ghi nhận tại chốt kiểm dịch C21, nhiều tình nguyện viên y tế cũng đồng tình với điều dưỡng T.. Sau thời gian phải tự chi trả các chi phí sinh hoạt, làm việc, một số tình nguyện viên đã rút lui, không đến chốt C21 để lấy mẫu xét nghiệm như đã được phân công.

“Hầu hết mọi người đều bỏ tiền túi để chi phí toàn bộ quá trình tham gia chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm tại chốt. Dịch bệnh, thời gian chi trả hỗ trợ chậm trễ kéo dài khiến mọi người rất khó khăn”, một tình nguyện viên chia sẻ thêm.

Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên tham gia chống dịch
Tình nguyện viên thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tại chốt kiểm soát dịch.

“Theo Nghị quyết là 80.000 đồng/người/ngày thế nhưng xã Hòa Liên lại lấy 80.000 đồng chia cho 3 ca và nhân viên tình nguyện làm ca nào thì được hỗ trợ ca đó”, anh T. cho hay.Bên cạnh đó, cũng theo điều dưỡng T., tiền ăn hỗ trợ cho lực lượng tình nguyện viên cũng được chi trả không hợp lý. Tại các chốt kiểm soát dịch khác trên địa bàn thành phố, các lực lượng được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày, theo Nghị quyết số 39/2021/NQ-HĐND.

Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên y tế
Chốt kiểm soát dịch C21.

Theo tìm hiểu, ngày 26/8/2021, Sở Y tế TP Đà Nẵng có Quyết định 867/QĐ-SYT về việc tiếp nhận, phân bổ 28 tình nguyện viên về Trung tâm Y tế tuyến quận, huyện để hỗ trợ y tế, phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là số tình nguyện viên có bằng cấp y tế, chủ yếu là các chuyên ngành như: y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng,…

Quyết định ghi rõ lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ y tế phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 được hưởng quyền lợi quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/8/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định hiện hành.

Chậm trễ chi trả phụ cấp hỗ trợ cho tình nguyện viên y tế
Trong nhiều tháng qua, các tình nguyện viên tại chốt kiểm soát dịch C21 vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Sẽ đẩy nhanh thực hiện việc chi trả chế độ

Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Cuộc sống an toàn được biết, việc chi trả các khoản hỗ trợ cho tình nguyện viên do địa phương có chốt kiểm soát dịch đóng trên địa bàn thực hiện. Cụ thể, 28 tình nguyện viên hỗ trợ y tế tại chốt kiểm soát dịch C21 đóng trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang thì địa phương này sẽ thực hiện việc chi trả chế độ.

Tuy nhiên, việc chấm công cho lực lượng tình nguyện viên do Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu thực hiện. BS. CK II Lê Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc chấm công cho các tình nguyện viên, danh sách được chuyển cho UBND xã Hòa Liên để chi trả theo chế độ.

Ông Ngô Quốc Dũng – Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết địa phương chỉ mới nhận được danh sách chấm công từ Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu gửi lên vài ngày trước và đã cho thực hiện việc kiểm tra, giải quyết thủ tục.

“Chúng tôi chỉ mới nhận danh sách chấm công và sẽ đẩy nhanh thực hiện các thủ tục để chi trả chế độ. Thời gian sẽ mất khoảng 1 tuần thì các tình nguyện viên sẽ nhận được hỗ trợ”, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết.

Chia sẻ về lý lo đến tháng 11 vừa qua mới thực hiện xong việc chấm công cho lực lượng tình nguyện viên, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu cho biết do có sự thay đổi về mức hỗ trợ nên mới có sự điều chỉnh thủ tục.

"Vừa qua, chúng tôi có nhận được thắc mắc của tình nguyện viên về tiền chênh lệch phụ cấp nên đã họp bàn lại với cấp trên và có sự thay đổi, điều chỉnh định mức hỗ trợ. Đến nay thì đã hoàn tất và gửi việc chấm công qua UBND xã Hòa Liên để chi trả theo chế độ", BS. CK II Lê Văn Sỹ cho biết.

Về việc chi trả hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày thế nhưng khi chi hỗ trợ cho tình nguyện viên chỉ có 80.000/người/3 ca, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho rằng, địa phương thực hiện đúng theo hướng dẫn của huyện Hòa Vang về quy định hỗ trợ tại các chốt.

Phóng viên tiếp tục liên hệ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hòa Vang thì đại diện của phòng này giải thích thêm: “Theo Nghị quyết số 39/2021/NQ-HĐND thì mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. Một ngày trực tại chốt được chia làm 3 ca trực vì vậy tiền ăn cũng được hỗ trợ theo từng ca và tất cả các lực lượng tham gia phòng chống dịch tại chốt đều có mức hỗ trợ tiền ăn như nhau”.

Từ ngày 2/9/2021, Sở Y tế TP Đà Nẵng có văn bản triển khai Nghị quyết số 39/2021/NQ-HĐND TP Đà Nẵng. Sở Y tế yêu cầu việc chi trả các chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải đảm bảo đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.

Tại mục II phần Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 39/2021/NQ-HĐND TP Đà Nẵng quy định về chế độ hỗ trợ tiền ăn cho người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, vận chuyển mẫu, nhập liệu mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-Cov-2, người vận chuyển bệnh nhân dương tính, người giám sát tại các chốt ngõ ra vào thành phố và các chốt kiểm soát trên địa bàn thành phố; kể cả tình nguyện viên tham gia các công việc này có mức hỗ trợ: 80.000 đồng/người/ngày.

Giếng cổ đình làng và văn hóa Giếng cổ đình làng và văn hóa

Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ...

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng

Hiệu trưởng Trường Mầm non Đạ K’nàng tự hào khi nói về cô giáo Trần Thị Mai Trâm: "Trâm là tấm gương sáng về tinh ...

Công đoàn đề xuất nhiều lợi ích căn cơ cho người lao động Công đoàn đề xuất nhiều lợi ích căn cơ cho người lao động

Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt "CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19", các công đoàn ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm