Sổ tay pháp luật

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

HỒNG MINH
Tác giả: HỒNG MINH
Vì nhiều lý do mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (NLĐ) trước thời hạn. Trình tự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ như nào là đúng luật và NSDLĐ cần phải có trách nhiệm gì với NLĐ?

Vụ việc Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với gần 6000 lao động vào tháng 6 và tháng 7 tới vì lý do thiếu đơn hàng được rất nhiều NLĐ quan tâm. Trong đó, vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất là mức chi trả trợ cấp thôi việc cũng như các chế độ liên quan về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đối với các lao động bị cắt giảm ra sao.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với NLĐ
Công nhân tại khu C Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - đơn vị vừa thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với gần 4500 công nhân. Ảnh: Vnexpress.net

Căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Do đó, pháp luật cũng tôn trọng ý chí của các bên trong việc chấm dứt HĐLĐ. Bởi vậy, Khoản 3 Điều 34 Bộ Luật Lao động năm 2019 đã ghi nhận trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo sự thỏa thuận của các bên. Đây được xem là giải pháp ôn hòa nhất khi mà cả hai bên đều đồng ý với việc chấm dứt HĐLĐ. Nhờ đó mà doanh nghiệp vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo mong muốn và NLĐ cũng vui vẻ chấp nhận nghỉ việc.

Nếu thỏa thuận đồng ý được chấp thuận thì hai bên tiến hành làm biên bản thanh lý hợp đồng, giải quyết đầy đủ các chế độ tiền lương, phúc lợi cho NLĐ, sau đó kết thúc, chấm dứt HĐLĐ.

Trách nhiệm của NSDLĐ

1. Chi trả trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đáp ứng điều kiện làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như sau: Mỗi năm làm việc = 1/2 tháng tiền lương.

Thời gian để được tính hưởng trợ cấp thôi việc = tổng thời gian làm việc thực tế – thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ.

3. Thanh toán tiền lương cũng như các khoản tiền khác (nếu có)

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Ngoài việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ, NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan cho NLĐ trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với NLĐ
Khi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Ảnh minh họa: IT

Quyền lợi được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013, điều kiện để NLĐ sau khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

– Nghỉ việc đúng pháp luật, tức là không đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (ngoại trừ cả trường hợp NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đảm bảo đóng đủ từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.

– Nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ chính thức.

– Kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, ngoại trừ các trường hợp:

+ NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ NLĐ ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ NLĐ chết.

Do đó, nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng đúng luật và đáp ứng các điều kiện kèm theo như trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. ...

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp (BNN) là nỗi lo lắng của người lao động (NLĐ) trong những ngành đặc thù. Hiểu biết về quyền lợi của mình ...

Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

Chiều ngày 19/5, Đại hội Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần thứ 27, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra thành công.

Tin mới hơn

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Tin tức khác

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Thông tư 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Xem thêm