![]() |
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động |
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một bộ phận công nhân, lao động rời TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để về quê theo hình thức tự phát.
Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển, an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động để phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh ở địa bàn này nhưng xuất hiện tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động ở địa bàn khác.
Trước tình hình trên, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương; công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ thông tin không tự phát rời nơi đang cư trú để về quê. Đồng thời, nêu rõ các hệ lụy của việc về quê tự phát, động viên người lao động tiếp tục trở lại doanh nghiệp khi doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị công đoàn cấp trên chỉ đạo công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như: Trả “lương tạm nghỉ việc”; hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình; tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả; viết thư hoặc nhắn tin mời người lao động đã về quê sớm trở lại doanh nghiệp; bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn tập trung hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Cán bộ công đoàn giúp người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, các cấp công đoàn tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các chương trình hỗ trợ của địa phương, tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ người lao động đặc biệt khó khăn hoặc người lao động đã về quê, gặp khó khăn nay trở lại doanh nghiệp. Công đoàn giúp họ có điều kiện để bám trụ, sẵn sàng đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Các cấp công đoàn chủ động đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận, làm các thủ tục để người lao động có nhu cầu trở lại làm việc cho doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
![]() Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ... |
![]() Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có Quyết định số 3309/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện ... |
![]() Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa phê duyệt hỗ trợ thêm 1 triệu “Túi an sinh công đoàn”, trị giá 200.000 đồng/túi, tương đương 200 tỷ ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
