Nét đẹp Người lao động

“Tôi muốn giữ gìn bản sắc dân tộc qua trang phục truyền thống”

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Đam mê nghề may trang phục quan họ, Nguyễn Thị Hồng Anh (thí sinh tham gia cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các Khu công nghiệp”) chia sẻ: "Mỗi bộ trang phục truyền thống hoàn thành khiến tôi có cảm giác như vừa góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc".
Những thí sinh đầu tiên của "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp" tháng 12 Công bố kết quả cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các Khu công nghiệp” tháng 11/2021 Thí sinh được giám khảo cho điểm gần tuyệt đối
“Tôi muốn giữ gìn bản sắc dân tộc qua trang phục truyền thống”
Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Anh trong trang phục quan họ.

Hồng Anh (quê ở xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, bản thân đến với nghề thiết kế trang phục quan họ là một cơ duyên. Những lần sang nhà ông Lê Duy Thu - nguyên Trưởng đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, người được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tặng Bằng khen và trao Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa Việt Nam năm 2003, Hồng Anh như được truyền cảm hứng từ những bộ trang phục mộc mạc ấy.

Năm 1996, ông Thu về nghỉ hưu và bắt đầu thử nghiệm những công đoạn đầu tiên để thiết kế, cách tân trang phục quan họ. Từ bộ áo mớ ba (3 lớp áo với 3 màu khác nhau), ông Thu đã cải biên thành 2 lớp: Lớp trong may bằng vải siêu nhung màu đỏ, lớp ngoài vẫn dùng lụa the đen hoặc the tím than. Hai màu tương phản này lồng vào nhau tạo thành màu cánh gián. Miếng lá lật màu xanh tươi hoặc xanh đậm (có người thích màu vàng) ở trước ngực thay thế cho lớp áo giữa.

Miếng lá lật không chỉ làm đẹp thêm cho chiếc áo mà còn để lộ vẻ đẹp lãng mạn của chiếc yếm đào bên trong, kết hợp với chít eo chiếc áo mớ ba, mớ bảy để lộ ra những đường cong trên cơ thể người phụ nữ.

Ông cũng tô điểm thêm những hạt kim sa, kim xuyến quanh vòng cổ làm cho yếm lấp lánh, tạo sự uyển chuyển cho người mặc. Những lần tận mắt xem ông Thu tự tay khâu trang phục và kể về trang phục quan họ, Hồng Anh lại càng yêu hơn và quyết tâm học cho bằng được nghề.

“Tôi muốn giữ gìn bản sắc dân tộc qua trang phục truyền thống”
Trang phục quan họ cải tiến do Hồng Anh thiết kế.

"Nhìn ông may trang phục quan họ, tôi bị cuốn hút và thường nghiên cứu sau mỗi giờ làm việc. May trang phục quan họ khó hơn trang phục thời trang vì chất liệu vải thường rất mỏng, áo nhiều lớp, lại phải khâu bằng tay. Công việc phải hết sức tỉ mẩn từ khâu thiết kế đến màu sắc phải hài hòa và phải có dấu ấn riêng của người thiết kế" - Hồng Anh cho biết.

Để hoàn thiện một bộ trang phục, thợ lành nghề phải mất cả ngày vì đường tà, đường nẹp phải khâu tay chứ không thể dùng máy. May cổ yếm đào và lá lật là những công đoạn khó nhất, bởi nếu may không khéo sẽ mất đi sự mềm mại của chiếc áo. Kế thừa được những lời chỉ dạy của ông Thu, Hồng Anh đã tạo ra được những bộ trang phục được khách hàng yêu thích.

“Tôi muốn giữ gìn bản sắc dân tộc qua trang phục truyền thống”
Hồng Anh lựa chọn trang phục truyền thống do mình tự thiết kế để tham gia cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp"

“Để làm trang phục quan họ đẹp, tôi phải tự nghiên cứu, không rập khuôn máy móc. Đối với áo mớ ba, mớ bảy, đẹp là ở lớp lá màu xanh. Người thợ khéo tay phải chỉn chu từng đường kim mũi chỉ, khâu sao cho mềm mại chiếc tà. Rồi phải biết pha màu sao cho hài hòa, tôn nên vẻ đẹp nền nã, sang trọng, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Trang phục quan họ cũng được công nhân trẻ yêu thích, lựa chọn. Tôi luôn muốn góp phần gìn giữ và phát triển nét tinh hoa này của người Kinh Bắc, để nét đẹp trong quá khứ sẽ tiếp tục tỏa sáng trong hiện tại" - Hồng Anh nói.

Người lao động được hỗ trợ nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế Người lao động được hỗ trợ nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế

Bộ LĐ-TB&XH đã có Quyết định 1405/QĐ-BLĐTBXH ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động. Quyết định nêu ...

"Tôi đã thay đổi chính mình khi bước vào ngôi nhà Samsung"

Bạn Ma Thị Hoa – thí sinh tham gia cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các Khu công nghiệp” cho biết, môi trường làm ...

Đội tuyển Việt Nam có ngại Thái Lan không? Đội tuyển Việt Nam có ngại Thái Lan không?

Câu trả lời là có. Hai động bóng hạt giống từ vòng bốc thăm tới cách thể hiện trong vòng bảng, hai đội đều không ...

Tin mới hơn

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

Tin tức khác

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Xem thêm