![]() |
Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung gặp phiền toán vì có tên trùng với bệnh nhân Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung trên mạng facebook. Ảnh: ST |
Công tác phòng chống dịch Covid -19 ở nước ta đang bước vào giai đoạn 2 với những nguy cơ cao hơn và cần có những giải pháp quyết liệt hơn để tránh phát sinh những ổ dịch lây lan trong cộng đồng. Đó là điều hết sức nguy hiểm trong điều kiện cơ sở hạ tầng y tế của nước ta còn thiếu thốn. Các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… là những nước đã và đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid -19 cũng gặp không ít khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh mặc dù có nền y tế phát triển hơn nước ta hàng trăm lần.
Có những lúc, cả một thành phố “nín thở” và mất ngủ để ngóng chờ tin tức về một ca mắc Covid -19. Còn trên mạng xã hội, liên tiếp thông tin chưa kiểm chứng được lan truyền nhanh chóng.
Mới đây nhất, sáng ngày 9/3, “tin hot” được lan truyền là: “GS. Bách - thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 về tỷ lệ lây lan nhân lên cao cho biết: Chúng ta chỉ có tầm 4 - 6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100-500 ca! Và khoảng 8 - 12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1000-5000 ca! Rất cần truyền thông để bà con ở nhà! Hạn chế đi lại 1 tuần để đợt sóng này biểu hiện lâm sàng hết và khoanh lại!!! Rất ngắn ở mức này”.
Bản thân GS.TS. Trần Xuân Bách, Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế (Trường Đại học Y Hà Nội) xác nhận ông không phải là thành viên của Ban chỉ đạo nào và cũng không có phát ngôn "gây sốt" như trên mạng facebook lan truyền.
![]() |
Trích "phát ngôn" được lan truyền trên facebook được gán mác của GS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: ST |
Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khẳng định đây hoàn toàn là tin giả, vì trong thành phần của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hoàn toàn không có ai tên là Bách.
Mọi khuyến cáo của Bộ Y tế tới người dân đều được truyền tải qua các kênh truyền thông chính thức của Bộ Y tế, các cơ quan báo chí chính thống và tin nhắn SMS của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Những thông tin giả, thông tin thất thiệt, ngang nhiên gắn với tên tuổi của các cán bộ làm việc tại các đơn vị chức năng của Bộ Y tế đã diễn ra từ trước đó, bao gồm tin giả về khuyến cáo dịch của Chánh Văn phòng Bộ Y tế về khả năng lây lan, bùng phát dịch Covid -19 trong tuần vừa qua tại Hà Nội.
Chị Ngô Hà Trang (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Quá nhiều tin giả trên mạng xã hội cần được sự chung tay, chọn lọc và chia sẻ có trách nhiệm của cộng đồng mạng. Những tin giả, hình ảnh giả thậm chí còn thể hiện sự “vô lương” và độc ác khi thời gian qua có những tác giả đã cắt ghép hình ảnh bệnh nhân tên My đang nguy kịch ở Bệnh viện Bạch Mai vào câu view về bệnh nhân số 17 N.H.N (tạm trú tại phường Trúc Bạch, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội). “Chỉ cần một nút share thiếu trách nhiệm - có thể bạn đã đẩy đưa một cuộc đời vào nguy hiểm. Hãy cảnh giác" - Hà Trang chia sẻ.
Hơn ai hết, trong lúc này, các cán bộ, nhân viên y tế ngoài nhiệm vụ tuyến đầu, căng mình chống dịch còn bị phân tán bởi “fake news”. BS. Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: "Ông và đồng nghiệp có những thời điểm kiệt sức vì tin giả. Có đối tượng không mắc bệnh cũng yêu cầu được làm xét nghiệm, cố tình quay clip bác sỹ điều trị để câu view. Những thông tin sai lệch được chia sẻ “vô trách nhiệm” sẽ gây hoang mang lo lắng hoặc thúc đẩy hành động không phù hợp cho công tác điều trị như “uống nước tiểu để chữa bệnh”. Lực lượng y bác sỹ đã mỏng, lại phải phân công cán bộ đi giải thích cho những người dân lo lắng bất an.
Tác hại của tin giả và những hành động “chia sẻ” thiếu kiểm chứng đang “phá hoại” công sức phòng chống dịch, gây hoang mang dư luận.
Từ ngày 15/4/2020, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực thi hành, thay thế các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Trong đó sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 101 Nghị định này quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội, cụ thể:
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Ngoài việc phạt tiền, người có hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
Lưu ý: Đối với người có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh Covid-19 trước ngày 15/4/2020, nhưng bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo khoản 2 Điều 123 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý các trường hợp tung tin thất thiệt, chia sẻ tin giả gây khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, điều trị Covid -19 và cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia cuộc phòng chống dịch Covid -19.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 10/3, dịch bệnh đã lan rộng tại 112 quốc gia/vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có 31 ca dương ... |
![]() Để đối phó với dịch viêm phổi Covid-19, việc khai báo sức khỏe y tế với mọi người dân trên toàn quốc sẽ được thực ... |
![]() Bình tĩnh có lẽ là "liều thuốc" tốt nhất để sống qua dịch bệnh. Hai hôm nay, thực phẩm, đồ dùng lại đầy ắp các ... |
![]() Bộ Y tế cho biết, dự kiến chậm nhất từ ngày mai, 10/3, mọi người dân sẽ thực hiện khai báo y tế, phục vụ ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
