![]() |
Hội thảo “Cung - cầu lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á: thách thức và giải pháp đối với Thành phố Hồ Chí Minh”. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến |
Chiều 29/6, Trường Đại học Văn Hiến phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề: “Cung - cầu lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á: Thách thức và giải pháp đối với TP Hồ Chí Minh”.
Cho đến nay, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ ở nước ta chỉ mới đạt 24,6%. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2021 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Trước tình hình đó, Hội thảo là diễn đàn thiết thực để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng kịp thời những biến động về cung cầu cũng như tiêu chuẩn chất lượng lao động của thị trường các quốc gia Đông Á.
Đến tham dự Hội thảo có ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Đặng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh; các đại biểu và chuyên gia trong và ngoài nước.
![]() |
Tiến sĩ Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến |
Với 4 chủ đề chính: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng thị trường lao động cho các nước Đông Á; Tác động của chuyển đổi số đến thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tạị Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo có sự tham gia của hơn 70 tham luận của các các giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu. Ngoài ra, còn có sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến |
Tại Hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng, Đông Á là một thị trường lao động tiềm năng. Tuy nhiên, chiều hướng phát triển của nền kinh tế số và những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến sự cạnh tranh về cung - cầu của thị trường lao động ngày càng gia tăng. Nếu nguồn lao động của nước ta không kịp thời nâng cao chất lượng, tiếp cận với các tiêu chuẩn về trình độ lao động của các quốc gia Đông Á thì sẽ khó có cơ hội tốt ở thị trường khu vực này.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, có 67 công ty và 45 chi nhánh công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong giai đoạn 2012-2021, có hơn 103.500 người đi làm việc ở nước ngoài tại nhiều quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei,...
Các ngành nghề đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Tình hình này nói lên nguồn lao động chủ yếu tham gia vào thị trường các nước này là lao động phổ thông. Đó cũng là lý do vì sao trong những năm gần đây số người đi xuất khẩu lao động đã giảm dần.
![]() |
Đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến |
Theo ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động các nước Đông Á, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung như: sự kết nối giữa địa phương và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động, giữa hệ thống giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong liên kết đào tạo; đào tạo ngoại ngữ để nâng cao chất lượng nguồn lao động;…
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia các thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao, chúng ta cần tập trung đào tạo trình độ cho người lao động trong những lĩnh vực chuyên môn như công nghệ chế tạo, chăm sóc sức khỏe,…
![]() Trong tháng 5/2022, Bình Dương đã tư vấn việc làm cho hơn 13 ngàn người. Trong 5 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho ... |
![]() Một khảo sát cho thấy, sau đại dịch, tỷ lệ nữ rời bỏ lực lượng lao động hiện ở mức báo động. Có tới 49% ... |
![]() Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn 2022 - 2026, hai ngành công nghiệp truyền thống Dệt may - Giày da tại TP.HCM cần ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
