Việc lựa chọn địa điểm tổ chức góp phần khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò đầu tàu kinh tế của nước ta. Mặt khác, đây là cơ hội để nâng cao vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong các quan hệ kinh tế với vùng, khu vực và quốc tế.
![]() |
Đoàn Chủ tọa Hội thảo. Ảnh: kinhtetrunguong.vn |
Đoàn Chủ tọa Hội thảo gồm có các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Ngọc An, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO - International Labour Organization) tại Việt Nam.
Đây là một trong ba chủ đề thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, gồm: Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19; Phát triển thị trường vốn và bất động sản; Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số. Các sự kiện tương ứng với ba chủ đề này là dịp để các nhà lãnh đạo và các chuyên gia thảo luận, chia sẻ quan điểm và đưa ra giải pháp về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.
Trong ba chủ đề trên, sở dĩ vấn đề cung ứng nguồn lao động được đưa ra bàn thảo trước hết là vì: chính nguồn lực lao động là yếu tố then chốt của mọi chính sách, chiến lược. Nguồn lao động không ổn định, chất lượng và các chính sách về kinh tế và an sinh xã hội cho người lao động chưa hoàn thiện thì các giải pháp khác cho thị trường, công nghệ sẽ khó trở thành hiện thực.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo vào sáng ngày 5/6/2022. Ảnh: tinhuyninhbinh.vn |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đình trệ; tình hình lao động, việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực”. Chính vì thế, Hội thảo đặt ra vấn đề như một yêu cầu bức thiết nhất, có tính tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới.
Từ các vấn đề thực tiễn của thị trường lao động như: tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao (tiêu biểu như vào quý III/2021, có đến 1,7 triệu lao động), khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, tiền lương, thu nhập của người lao động sụt giảm, … Thứ trưởng Lê Văn Thanh khái quát rằng: “Tình hình đó chứng tỏ quan hệ lao động bị xáo trộn, nhiều lao động thiết lập được quan hệ lao động ổn định trong nhiều năm chuyển sang thiếu ổn định”.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra giải pháp cần tập trung phát triển thị trường lao động với 4 tính chất căn bản đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất. Để phát triển thị trường với 4 tính chất căn bản này, theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, chúng ta cần nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện các chính sách và pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm. Những vấn đề khác như việc hoàn thiện chính sách tiền lương, an sinh xã hội: nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, … cũng được Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động nêu ra trong Hội thảo.
Các tham luận của Hội thảo đã tập trung phân tích và đưa ra giải pháp ở một số chủ đề như: Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở nước ta trong thời kỳ hội nhập; vấn đề quản chính sách quản trị lao động; phát triển nguồn lao động và việc làm trong nền kinh tế số; vấn đề an sinh - xã hội cho người lao động;…
![]() |
Người lao động làm việc sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa:Tạp chí Lao động Công đoàn |
Các đại biểu cũng đã thảo luận về các vấn đề khác như: vấn đề bảo đảm an toàn, và vệ sinh lao động, các vấn đề xung quanh lao động phi chính thức, vấn đề thích ứng trong bối cảnh kinh tế số,…
Trong tình hình nguồn cung lao động và nhu cầu lao động đang tăng trở lại sau đại dịch Covid-19, Hội thảo là một sự kiện kịp thời, có ý nghĩa trong việc đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh mới.
![]() Tính đến hết tháng 4/2022, TP Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 74.200 lao động. |
![]() Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, huy động được nguồn ... |
![]() Trong tháng 5/2022, Bình Dương đã tư vấn việc làm cho hơn 13 ngàn người. Trong 5 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
