Đóng góp hơn 4.000 sáng kiến
Đồng chí Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ Thừa Thiên Huế cho biết, Chương trình “01 triệu sáng kiến" được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ đầu năm nay. Ngay sau khi phát động, LĐLĐ tỉnh đã triển khai đến từng công đoàn cơ sở trong toàn tỉnh.
Các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực thi đua hưởng ứng, triển khai thực hiện tốt Chương trình “01 triệu sáng kiến. Kết thúc giai đoạn 1, đã có 3.078 lượt nộp sáng kiến trên cổng trực tuyến, đạt 118,5% chỉ tiêu đăng ký. Hiện nay, các cấp công đoàn đang tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2, tính đến ngày 15/11/2022, đã có 4.077 lượt nộp sáng kiến lên cổng trực tuyến, đạt 53,6%”.
![]() |
Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên dương sáng kiến tiêu biểu. Ảnh: ĐVCC |
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Chương trình “01 triệu sáng kiến", LĐLĐ tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích đoàn viên, người lao động tham gia đóng góp sáng kiến. Công đoàn cấp trên cơ sở tập trung chỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; biểu dương, khen thưởng kịp thời người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, tập trung nâng cao chất lượng các sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, đơn vị luôn xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và chăm lo đời sống, ổn định việc làm cho đoàn viên, người lao động; góp phần phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau đại dịch là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, đơn vị đã tích cực tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình “01 triệu sáng kiến" do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động.
“Chương trình 1 triệu sáng kiến là chương trình rất hiệu quả và rất trí tuệ, nhằm khơi dậy tinh thần vượt khó sáng tạo trong công nhân lao động cũng như khơi dậy hoài bão, ý tưởng hay, mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp sau đại dịch. Nhiều sáng kiến của đoàn viên có tính thực tiễn cao. Hầu như sáng kiến nào cũng được áp dụng thực tiễn và làm lợi cho công ty, doanh nghiệp”, đồng chí Nam nói.
Nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn
Điển hình, tại Công ty TNHH Laguna (Việt Nam), mỗi cán bộ công nhân viên được phát một quyển sổ tay nhân viên. Trong đó, có những thông tin nội quy làm việc, các chính sách, quy trình làm việc, chế độ phúc lợi cho từng vị trí việc làm… Sổ tay này được cập nhật và thay mới theo định kỳ. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, nhân viên thường ít sử dụng đến, nhiều người còn làm mất. Chưa kể, mỗi lần có nhân viên mới, hoặc tập đoàn có những điều chỉnh cần bổ sung, công ty lại phải in lại sổ, khá tốn kém.
Để giúp công ty tiết kiệm các khoản chi phí tốn kém trên, bà Trịnh Ngọc Thùy Nhi, Giám đốc Nhân sự, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công Ty TNHH Laguna đã nghiên cứu ra sáng kiến “Sổ tay nhân viên bằng App”. Thay vì in sổ bằng giấy, bà Nhi đề xuất cài App điện tử có tên “Sổ tay nhân viên”. Với App này, cán bộ và công nhân viên chỉ cần có tài khoản và mật khẩu là có thể truy cập.
“Thông qua App “Sổ tay nhân viên”, nhân viên có thể chủ động truy cập tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết. Ngoài ra, công ty cũng chủ động cập nhật những thông tin mới lên App khi cần thiết. Sổ tay nhân viên bằng App còn là một kênh để giao tiếp, trao đổi thông tin hai chiều một cách nhanh chóng và thuận tiện”, bà Nhi nói.
![]() |
Sáng kiến “Trục bánh quay xả dây” đang được áp dụng tại xưởng may của Công ty TNHH MTV Hanex-Huế. Ảnh: ĐVCC |
Tại Công ty TNHH MTV Hanex-Huế, với sáng kiến “Trục bánh quay xả dây”, chị Đặng Thị Thanh An, Quản đốc, Chủ tịch CĐCS Công ty đã giúp nhà máy rút ngắn được dây chuyền sản xuất gấp 3 lần.
“Ưu điểm của sáng kiến “Trục bánh quay xả dây” là di chuyển theo 1 chiều cố định, giúp dây không bị rối, nhờ có trục quay, tốc độ cấp phát dây nhanh gấp 3 lần so với bình thường. Trục bánh quay có thể áp dụng được ở nhiều công đoạn khác nhau như xả dây kéo, dây đai, dây viền, dây gân... trong quá trình may balo, túi xách”, chị An nói.
Hiện, sáng kiến của chị Đặng Thị Thanh An đang được áp dụng tại 2 xưởng may của Công ty TNHH MTV Hanex-Huế. Từ khi áp dụng sáng kiến này, công ty đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều công nhân phải cách ly điều trị.
Sáng kiến “Cải tiến máy tạo phôi giấy carton” của đoàn viên Nguyễn Minh Đức, CĐCS Công ty CP Tài Phát đã giúp rút ngắn thời gian sản xuất từ 2,5 giờ xuống còn 1,25 giờ. Sáng kiến làm tăng gấp đôi sản lượng đầu ra, tăng thêm thu nhập cho người lao động, giảm được thời gian làm việc cho công nhân. Đồng thời, doanh nghiệp có thời gian để sản xuất các mặt hàng khác, tăng thu nhập cho người lao động, cũng như tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sáng kiến này ước tính sẽ mang lại giá trị làm lợi khoảng 300 triệu đồng/năm.
![]() |
![]() Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 11 doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh do thiếu đơn hàng, phải cắt ... |
![]() Tại Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ III năm 2022, sáng kiến của Thạc sĩ, kỹ sư Phạm Văn Thuần ... |
![]() Ngày 19/12, Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
