Đời sống

Thôn Đông Cứu ngày đầu tiên dỡ lệnh cách ly: "Không tiệc rượu, múa lân vẫn như Tết"

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Sau 28 ngày cách ly tuyệt đối do Covid-19, thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội đã trở lại với nhịp sống vốn có của một làng nghề thêu truyền thống. Trên gương mặt của những người dân nơi đây hiện rõ sự vui mừng, phấn khởi vì cả làng đều “tai qua, nạn khỏi”.
thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Chị Tạ Thị Thuỳ Duyên, thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội trở lại với các mặt hàng thêu truyền thống sau khi toàn thôn được dỡ lệnh cách ly - Ảnh: M.K

Cho những tấm long bào dang dở…

Hôm nay, ông Nguyễn Đăng Chạm - chủ cơ sở thêu may “khăn chầu, áo ngự” ở thôn Đông Cứu dậy sớm hơn mọi ngày, dù cả đêm qua, ông gần như thức trắng để hoà vào niềm vui chung của dân làng sau thời khắc vị lãnh đạo huyện đọc lệnh dỡ bỏ hàng rào cách ly.

Dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ tinh tươm, ông Chạm bắt tay ngay vào công việc chỉnh sửa từng đường thêu, sợi chỉ trên các tấm long bào với đủ sắc màu. Ngắm nhìn những hình rồng, phượng uy nghi trên trang phục tế lễ cổ truyền, trong ông dấy lên một xúc cảm mạnh mẽ. “Cả tháng vừa rồi cửa hàng đóng cửa, hàng hoá ngưng trệ, những người làm nghề như chúng tôi đều cuồng chân, cuồng tay. Chưa kể năm nay làng nghề thất thu, bởi thời gian hàng bán chạy nhất là vào tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Trong suốt thời gian cách ly, làng nghề chúng tôi không ai xuất hàng được. Bây giờ thì qua mất cái thời điểm vàng, không còn hy vọng gì nữa, chỉ chờ cho đến cuối năm và đầu năm sau. Dù sao thì quá vui vì được trở lại với công việc”, người đàn ông có 28 năm làm nghề chia sẻ.

thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Tủ trưng bày những trang phục thêu truyền thống lại sáng đèn - Ảnh: M.K

Đối diện với cửa hàng của ông Chạm là cơ sở thêu của gia đình chị Tạ Thị Thuỳ Duyên. Nhiều năm liền, cơ sở thêu của gia đình chị luôn có khoảng 20 nhân công làm việc, tính cả số người thực hiện gia công tại nhà. Nhưng từ ngày 14/4, khi xóm Trên, thôn Đông Cứu có 1 người nhiễm Covid-19 (BN 266), lệnh cách ly được ban bố, cơ sở thêu của gia đình chị cũng bị ngừng trệ, kinh tế giảm sút. Mặc dù vậy, chị cho biết, mình hết sức vui mừng vì dân làng đã đoàn kết, đồng lòng chiến thắng được dịch bệnh Covid-19, bà con được trở lại làm việc, các cháu được đến trường.

Sáng nay là một ngày mới khác hẳn so với những ngày trước đây. Ai cũng vui vẻ, phấn chấn bắt tay vào công việc”, chị Duyên nói.

thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Một cơ sở thêu sử dụng công nghệ cũng trở lại hoạt động trong ngày 14/5 - Ảnh: M.K

Thôn Đông Cứu nổi danh từ xa xưa với nghề thêu long bào cho vua. Lịch sử sang trang, triều đình phong kiến không còn, đã có lúc người ta tưởng rằng những tấm long bào với đường thêu tinh xảo sẽ chỉ là câu chuyện quá khứ cùng biết bao nghệ nhân tài danh nơi đây. Nhưng con dân Đông Cứu vẫn kiên trì nối nghề, phát triển phù hợp với xu thế thời đại, sản xuất các mặt hàng câu đối, trướng, lọng, áo lễ… phục vụ cho các di tích, lễ hội trong cả nước.

Ông Phạm Văn Mến, Trưởng thôn Đông Cứu cho biết, cả thôn hiện có 399 hộ gia đình, 1.276 nhân khẩu với hơn 100 xưởng sản xuất, trên 90% các hộ gia đình có người làm nghề thêu ren. “Trong thời gian cách ly, các hàng sản xuất của làng nghề không thể xuất ra ngoài được. Bà con cũng chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế. Trong thời gian tới, trước mắt, bà con tập trung thu hoạch vụ lúa xuân, sau đó tập trung phát triển lại mặt hàng thêu, khôi phục lại nền kinh tế của địa phương”, ông Mến nói.

"Chúng mình được sinh ra lần thứ hai"

Cũng theo lời ông Trưởng thôn Đông Cứu, trước thời điểm dỡ hàng rào cách ly mấy hôm, bà con trong thôn rất vui mừng, phấn khởi. Họ dự định tổ chức các hoạt động ăn mừng như mở tiệc, múa lân… nhưng “Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chúng tôi họp, quán triệt, động viên nhân dân không nên tổ chức rầm rộ, gây mất an toàn, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Bà con nhân dân cũng chấp hành nghiêm chỉnh”.

Trưa 14/5, tại gốc đa trước đình làng Đông Cứu, bà Nguyễn Thị Khuyên (70 tuổi) vui vẻ nói với PV rằng, từ hôm qua, khi nghe tin làng được “mở cửa”, toàn thể anh em, con cháu trong gia đình bà rất phấn khởi. Mọi người bàn nhau đi chợ mua mấy con vịt ăn mừng. Vui hơn nữa vì sáng nay, con trai bà đã xuất chuyến hàng thêu đầu tiên đi Hà Nội sau 28 ngày đóng cửa vì lệnh cách ly.

thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Bà Khuyên phấn khởi chọn mua quần trong ngày đầu dỡ lệnh cách ly toàn thôn Đông Cứu - Ảnh: M.K

“Từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi mới thấy có sự việc như thế này. Chúng tôi không hề có sự chuẩn bị gì cả, cách ly gò bó lắm, chỉ có ở trong nhà, không được đi lại chơi bời hàng xóm. Chúng tôi cứ đùa nhau, đêm hôm qua là mình được sinh ra lần thứ hai. Trong thời gian cách ly, chúng tôi cũng hết sức chấp hành mọi quy định, yêu cầu của nhà nước, chính quyền địa phương. Nhà nước cũng hết sức quan tâm, cung cấp cho dân làng gạo, trứng, mì tôm, nước mắm… đầy đủ, không thiếu một cái gì”, bà Khuyên chia sẻ.

thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Học sinh tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội trong buổi đi học đầu tiên sau những ngày cách ly - Ảnh: M.K
thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Bà Nguyễn Thị Thảo bên hàng rau của mình - Ảnh: M.K
thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet
Gia đình ông Nguyễn Thế Son liên hoan mừng ngày hết lệnh cách ly - Ảnh: M.K

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thảo, người bán rau tại chợ làng cho biết: “Gần 5h sáng hôm nay, tôi lên chợ Thường Tín lấy hàng về bán buổi đầu tiên, sau 1 tháng thực hiện lệnh cách ly. Nhưng hôm nay ế hàng, chẳng bán được mấy. Người dân vẫn còn hàng tiếp tế trong thời gian cách ly, thành ra ít người đi chợ. Còn những nhà làm liên hoan thì họ lên chợ huyện mua. Hôm nay, dân được đi lại tự do mà! Từ ngày có người bị Covid-19, ở làng không xảy ra người nào nữa nên chúng tôi rất phấn khởi, yên tâm. Bây giờ cảm thấy rất thoải mái, mừng rơi nước mắt”.

Được biết, trước thời điểm công bố kết thúc cách ly, toàn bộ người dân xóm Trên, thôn Đông Cứu đều được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với Covid-19. Đến nay, người dân đều có sức khoẻ ổn định.

thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/5
thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet An toàn phòng dịch ngay từ bữa ăn ca cho công nhân
thon dong cuu ngay dau tien do lenh cach ly khong tiec ruou mua lan van nhu tet Vụ án Hồ Duy Hải và góc nhìn không từ luật...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm