Kinh tế - Xã hội

Tàu thép 67 - từ chủ trương xa bờ đến thực tế nằm bờ...

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Vừa qua đọc thông tin rất không vui trên nhiều tờ báo: 80% tàu thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ (gọi tắt là Tàu thép 67) ở Quảng Ngãi lại hoạt động không hiệu quả. Nhiều chủ tàu phải hầu tòa vì nợ xấu... Trong khi trên biển đang rất cần sự có mặt của ngư dân Việt Nam, phát triển kinh tế và thể hiện chủ quyền lãnh hải.
Tàu thép 67 - từ chủ trương xa bờ đến thực tế nằm bờ...
Ngư dân Quảng Trị nhìn Tàu thép 67 mắc cạn. Ảnh: Ngọc Vũ

Không chỉ Quảng Ngãi mà Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu... và nhiều địa phương khác trong cả nước những năm qua kêu cứu theo Tàu thép 67. Bài toán của ngư dân đang lâm vào cảnh bế tắc và các bên liên quan đều kêu lên, họ gồm: ngư dân, ngân hàng, ngành hữu quan và chính quyền các địa phương. Có quá nhiều thông tin trên báo chí, có quá nhiều dẫn chứng thực tế rất đau lòng và xót xa.

Vì sao như thế, vì sao một chủ trương đúng đắn và kịp thời của Nhà nước lại có một hậu quả như vậy? Chúng tôi đã có dịp đi dọc miền Trung, có nhiều ngày rong ruổi ở Quảng Trị, Quảng Bình... và mắt thấy tai nghe.

Ngư dân nói thẳng, Chính phủ đầu tư là rất đúng, rất hợp lòng dân, nhưng cách làm thì chưa trúng. Theo họ nên giao cho ngư dân chủ động lựa chọn máy móc, vỏ tàu, ngư lưới cụ... theo ý của mình thì việc đóng tàu mới phù hợp thực tế và năng lực của ngư dân. Đằng này, ngân hàng giải ngân, bảo mua máy nọ, máy kia, dù không phù hợp mà giá thành lại cao, ngư dân cũng phải cắn răng, nếu không thì đành nằm bờ, không có tàu thép vươn khơi.

Vậy là ngay từ công đoạn đầu đã cho thấy bất hợp lý, tàu đóng ra không đúng yêu cầu của ngư dân, giá thành lại quá cao, ngư dân lãnh một cục nợ vài chục tỷ. Chưa kể, tuy có tàu thép to là yếu tố hàng đầu hết sức quan trọng, nhưng ngư dân chủ tàu cũng phải học cách làm "ông chủ", ngư dân "bạn" cũng học cách làm nhân công khi làm chủ một con tàu hiện đại, chi phí nhiều hơn. Nếu làm ăn đều đặn, khấm khá thì còn có tiền trả nợ, nếu không thì nợ chồng lên nợ, to thuyền to sóng là vì thế. Cuối cùng vỡ nợ thì phải ra tòa.

Không loại trừ một số ít ngư dân lợi dụng chủ trương vay vốn ưu đãi để làm nhà, tiêu xài nhưng hầu hết bà con dân biển ai cũng muốn làm ăn lâu dài nhưng vì ngư trường ngày càng khó khăn, cách thức đầu tư bất chấp thực tế nên cuối cùng thất bại.

Lại thêm dịch bệnh Covid hơn hai năm qua, khó càng thêm khó nên bài toán kinh tế biển của ngư dân vươn khơi theo Tàu thép 67 nhìn chung có kết quả rất ảm đạm và rất đáng báo động. Nguồn lực quốc gia không chỉ thất thoát hàng vạn tỷ đồng mà còn kéo theo những hệ lụy nặng nề và lâu dài.

Cách đây vài ngày thông tin thật đau lòng trên báo chí cho hay chỉ riêng Bình Định đã có 48/62 tàu hoạt động không hiệu quả, ngư dân "nợ như Chúa Chổm". Họ bỏ xứ mà đi, để lại những "nghĩa địa" tàu thép bên biển.

Vậy thì rất cần kiến nghị Nhà nước khẩn trương có tổng kết thực tiễn một cách khách quan và thuyết phục về mô hình Tàu thép 67, với ý kiến của những bên tham gia, trong đó có ý kiến của chính ngư dân là chủ tàu; mặt khác chắc hẳn cơ quan thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng vào cuộc, làm việc độc lập để đưa ra câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.

Bên cạnh đó cũng cần xem xét những thành công và đặc biệt là thất bại, thứ nữa cần có chương trình tập huấn cho ngư dân và riêng khoản đóng tàu thì phải để ngư dân chọn lấy và làm chủ con tàu của mình, ngôi nhà thứ hai của họ trên biển. Từ đó ngư dân mới thực sự vươn khơi bám biển, làm chủ biển khơi, thể hiện chủ quyền của người dân Việt Nam trên Biển Đông. Có như vậy thì chủ trương tốt, kịp thời thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ tốt kinh tế biển và những mục tiêu an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng và cấp thiết.

"Lụt tháng Ba, cháy nhà tháng Bảy"

Trong ba ngày 31/3 đến ngày 2/4 gần như cả miền Trung đều có mưa to, gió lớn do ảnh hưởng không khí lạnh và ...

Lãnh đạo tiếp dân: Đôi nét nhìn từ Quảng Trị Lãnh đạo tiếp dân: Đôi nét nhìn từ Quảng Trị

Báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị trong chương trình giám sát nêu: "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công ...

Xử lý ngay những công trình trái phép Xử lý ngay những công trình trái phép "đơm" dự án cao tốc đền bù

Sau tết Nguyên đán vừa qua, rộ lên việc xây nhà, trồng cây cấp tốc ở nhiều tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh cho đến ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm