Dự kiến việc thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1/7/2023.
Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV, thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, đề cập kế hoạch tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương.
Theo đó, trong 14 vấn đề trình Quốc hội xem xét thì Chính phủ đề nghị chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023 nhưng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo trước Quốc hội - Ảnh: THANH HẢI |
Ngoài ra, tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.
Riêng đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù thì tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương. Để thu hẹp dần khoảng cách tiền lương của cán bộ, công chức các đơn vị này so với các cơ quan nhà nước khác thì các đơn vị đặc thù nói trên được đề nghị giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, để giảm áp lực tăng chi ngân sách trong năm 2023, nhất trí lùi thời gian cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như Nghị quyết 27/2018 và đồng ý việc tăng lương với phương án mà Chính phủ trình.
Ông Cường nói, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra nhất trí tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng khoản hỗ trợ một số đối tượng chính sách như Chính phủ trình.
Theo ông Cường, từ năm 2020 đến nay lương cơ sở chưa được điều chỉnh, nếu giữ mức như hiện nay (1,49 triệu đồng) sẽ ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận người lao động trong khu vực nhà nước. Cùng với đó, một số đối tượng người nghỉ hưu trước năm 1995, người có công, phụ cấp nghề với cán bộ y tế, y tế dự phòng hiện hưởng mức thấp. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh tăng lương cho các đối tượng này là phù hợp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2023 sẽ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở; điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo phê duyệt; các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí hợp lý dự phòng, dự trữ quốc gia theo quy định để bảo đảm xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.
Khi dự toán tổng chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2023 là trên 2,076 triệu tỉ đồng, Chính phủ cũng dự toán chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở... chiếm khoảng 12.500 tỉ đồng.
![]() Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, thời gian tới cơ quan này cùng các cơ quan đại diện Việt ... |
![]() Thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”, mọi kế hoạch hay đều phải gác lại thay vào đó ... |
![]() Không chỉ nhà ở thương mại mà ngay giá nhà ở xã hội (NƠXH) cũng đã tăng “phi mã” khiến cho giấc mơ mua nhà ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
