Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?
Kinh tế - Xã hội

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Hưng Thịnh (T.H)
Tác giả: Hưng Thịnh (T.H)
Từ ngày 1/7/2024, Quốc hội quyết nghị điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trong khi lương cơ sở tăng 30%. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong đã đưa ra những lý giải.
Tăng lương cơ sở từ 1/7: Chi tiết 9 đối tượng được áp dụng

Sáng ngày 29/6, tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong lý giải việc tăng lương cơ sở 30% mà chỉ tăng lương hưu 15%.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, vừa qua, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương dự tính: nếu tăng lương hưu 11,5% trong đợt này thì sẽ ngang bằng với mức tăng 30% của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, do các cán bộ hưu trí còn nhiều khó khăn, dự kiến lương lên - giá lên, vì vậy Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã cân nhắc, xác định chuyển từ 11,5% lên 15%. Từ ngày 1/7/2024, Quốc hội quyết nghị điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu.

Theo ông Đặng Thuần Phong, trước đó, chúng ta đã có mấy lần điều chỉnh lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, song thực tế nếu cộng lại các chỉ số giá CPI qua các năm, thì tương đương với mức tăng trên 30% so với cán bộ, công chức.

Còn cán bộ, công chức, do 3-4 lần thực hiện đề án tăng lương nhưng chưa thực hiện được, nên lần này tăng đồng bộ 30%.

"Đây là quan điểm hết sức nhân văn, ưu tiên cho các cụ về hưu", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong nhấn mạnh.

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu. Ảnh: Chinhphu.

Cũng tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Quốc hội đã quyết nghị, thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Theo đó, trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 7 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc sáng nay, 29/6, nêu rõ: căn cứ Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Cụ thể, thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 01/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 01/01/2025).

Quốc hội nhấn mạnh thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương.

Từ đó, Quốc hội giao Chính phủ triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện, gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương, bổ sung chế độ tiền thưởng, quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương thì Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31/12/2024; thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1/7/2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.

Trong thời gian chưa sửa đổi, bãi bỏ thì thực hiện như sau: từ ngày 01/7/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cải cách tiền lương được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng.

Sở dĩ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đao cải cách tiền lương đưa ra các nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng; và khi triển khai thì “thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng, toàn diện, đồng bộ, cụ thể...” là do chính sách tiền lương là một vấn đề hệ trọng, lớn và rất phức tạp, rất nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công.

Đồng thời, nó có tác động tới trên 50 triệu đối tượng hưởng các cơ chế, chính sách gắn với lương cơ sở.

Đề xuất tăng thêm 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7 Đề xuất tăng thêm 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7

“Từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng”, là đề ...

Bảng lương dự kiến từ 1/7 của công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng Bảng lương dự kiến từ 1/7 của công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng

Từ 1/7/2024, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm nên công chức, viên ...

Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7 Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7

Ngày 1/7/2024 sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với cán bộ công chức, viên chức khi mức lương cơ sở được điều ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm