Nhịp cầu việc làm

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Tỉnh Thái Nguyên tăng cường chuẩn hóa kỹ năng lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho người dân tộc thiểu số.
Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động Yên Bái: Tuyển dụng hàng ngàn lao động phổ thông

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&LĐ) tỉnh Thái Nguyên được giao thực hiện Tiểu dự án 3 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

Theo ông Phạm Hoàng Hải - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia, tỉnh đã phân bổ để các đơn vị, địa phương thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm tại Ngày hội việc làm huyện Phú Lương năm 2023. Ảnh: ĐVCC.

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, đặc biệt là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm trong năm 2023.

Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, tổ chính trị - xã hội, các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh khu vực phía Bắc tổ chức Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động năm 2023 (từ ngày 10/4/2023 đến hết ngày 17/4/2023).

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên tổ chức 04 ngày hội việc làm cấp huyện (Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ), 27 phiên giao dịch việc làm lưu động cấp xã cho trên 4.000 người lao động, người dân tại các địa phương có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Cùng với đó, xây dựng và phát hành 2.000 cuốn sổ tay thông tin về việc làm, thị trường lao động cấp phát cho người dân các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa.

Tham gia ngày hội việc làm tại xã Cổ Lũng (huyện Phú Lương), anh Hoàng Văn Liên chia sẻ, gia đình anh thuộc hộ nghèo, quanh năm làm ruộng, cuộc sống nhiều khó khăn. Thông qua các kênh thông tin và được cán bộ xã phổ biến về ngày hội việc làm, anh Liên có cơ hội tìm hiểu việc làm tại một số công ty trên địa bàn, với mức lương 4-5 triệu tháng, công việc phù hợp với trình độ và khả năng. “Tôi hy vọng công việc ổn định, gia đình sẽ có thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống”, anh Liên cho biết.

Đánh giá về các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho bà con dân tộc thiểu số, ông Phạm Quang Sáng - Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hoá cho biết, các ngày hội việc làm đã giúp người lao động dân tộc thiểu số tiếp cận các chính sách việc làm một cách dễ dàng, tạo nhiều cơ hội cho bà con tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân, qua đó giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nắm bắt tình hình tuyển dụng lao động tại một số doanh nghiệp tại Thái Nguyên. Ảnh: ĐVCC.

Trên cơ sở kết quả đạt được, để tiếp tục hỗ trợ, kết nối việc làm giúp người nghèo vươn lên, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tập trung đổi mới và tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm theo hướng tiếp cận đến người dân và người lao động; kết nối và trợ giúp lao động nghèo tìm kiếm việc làm ổn định thông qua xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các khu cụm công nghiệp.

Đồng thời, phát triển thị trường lao động và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm; thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp để giải quyết việc làm theo hướng bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động yếu thế và lao động nữ, nhất là lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn có tỷ lệ nghèo đa chiều cao, người lao động dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng khó khăn.

Video: Ngày hội việc làm cho người dân tộc thiểu số huyện Đại Từ (Thái Nguyên). (Nguồn: TH Thái Nguyên).

TP. Hà Nội giải quyết việc làm cho 171.228 lao động TP. Hà Nội giải quyết việc làm cho 171.228 lao động

“Nhờ áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, 9 tháng qua, TP. Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 171.228 lao động, đạt 105,7% ...

Tăng cường kết nối việc làm cho lao động địa phương Tăng cường kết nối việc làm cho lao động địa phương

Sàn giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Đan Phượng nằm ngay trên mặt đường lớn, vô cùng thuận lợi cho NLĐ và DN địa ...

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn

Sau khi thực hiện Phương án 473/PA-TLĐ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tổ chức Công đoàn đã giảm 32%, đến năm ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm