Nhịp cầu việc làm

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Sau khi thực hiện Phương án 473/PA-TLĐ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tổ chức Công đoàn đã giảm 32%, đến năm 2025, giảm tiếp 6%. Các cơ sở GDNN còn lại sẽ được đầu tư phát triển tốt, đúng tôn chỉ, mục đích và thương hiệu GDNN của tổ chức Công đoàn.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp nhận lương cao nhất 14.400.000 đồng/tháng

Đó là một trong những mục tiêu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đến năm 2025. Nội dung này được đưa ra bàn luận tại Hội nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn (do Tổng LĐLĐ tổ chức sáng 31/10 tại Hà Nội).

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Phương án số 473/PA-TLĐ ngày 25/5/2020 của Tổng LĐLĐVN và tham gia đóng góp xây dựng Dự thảo phương án sắp xếp các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và đồng chí Vũ Hồng Quang, Phó trưởng ban Chính sách - Pháp luật chủ trì Hội nghị. Ảnh: Thảo Vân.

Tập trung tháo gỡ khó khăn

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, thời gian qua, Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ sở GDNN, đẩy mạnh tự chủ. Tính đến nay, tổ chức hệ thống các cơ sở GDNN giảm mạnh đầu mối (còn 19/28 đơn vị), trong đó: 16 trường cao đẳng, trung cấp với nhiệm vụ đào tạo các trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Đặc biệt, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh được Chính phủ chọn là 1 trong 45 trường được đầu tư theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao; 03 trung tâm GDNN: đào tạo Sơ cấp và đào tạo thường xuyên; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn nghề, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động; liên kết đào tạo.

Đồng chí Vũ Hồng Quang, Phó trưởng ban Chính sách - Pháp luật (TLĐLĐVN) cho biết: “Trước khi thực hiện sắp xếp các cơ sở GDNN theo Phương án số 473/PA-TLĐ, số lượng đơn vị GDNN của tổ chức Công đoàn gồm 28 đơn vị (3 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp và 8 trung tâm GDNN và giới thiệu việc làm). Đến tháng 3/2023, Tổng LĐLĐVN cơ bản hoàn thành việc thực hiện mục tiêu và các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập”.

Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng năm 2022 cho thấy: 15/16 trường đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp: tuyển sinh 8.706/4.452 học sinh sinh viên tốt nghiệp; có 11/19 cơ sở GDNN huấn luyện ATVSLĐ: huấn luyện, tập huấn cho 20.376 học viên; 07/19 cơ sở GDNN tập huấn, bồi dưỡng NVCĐ: tuyển sinh 15.762/15.762 học viên tốt nghiệp; 15/19 cơ sở GDNN đào tạo lái xe A1: tuyển sinh 18.186/14.340 học viên tốt nghiệp.

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu yêu cầu thời gian tới, các đơn vị tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh: Thảo Vân.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã bàn về các vấn đề như số lượng các cơ sở GDNN; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; đề án vị trí việc làm…

Theo đồng chí Nguyễn Trọng Tấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Tĩnh, hiện trường đang đào tạo những lớp chất lượng cao, theo đặt hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên và trang thiết bị, cơ sở vật chất còn gặp khó khăn. Hầu hết cán bộ, giáo viên cơ hữu, nhân viên thực hiện theo hợp đồng lao động; một bộ phận cán bộ đào tạo, giáo viên chuyên môn còn chưa đáp ứng yêu cầu năng lực, chưa có tư tưởng gắn bó với đơn vị, nhiều nơi còn thiếu nhân lực…

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn
Đồng chí Nguyễn Trọng Tấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thảo Vân.

Chú trọng truyền thông, quảng bá thương hiệu

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu yêu cầu thời gian tới, các đơn vị tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; trong tổ chức hoạt động cần phải tuân thủ pháp luật; nghiên cứu, xây dựng chương trình và đưa vào đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ công đoàn các cấp.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu cũng đề xuất nên có các chính sách miễn, giảm học phí cho công nhân và con công nhân có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích cao trong lao động sản xuất.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, sắp tới, Tổng LĐLĐVN tiếp tục thực hiện chủ trương quy hoạch, phát triển các cơ sở GDNN; nghiên cứu, sắp xếp các tổ chức còn lại, tập trung tháo gỡ khó khăn, để thúc đẩy các đơn vị phát triển.

Một số giải pháp được Tổng LĐLĐVN quan tâm thực hiện, bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức và sự đồng thuận trong cán bộ, viên chức và người lao động về chủ trương đổi mới sắp xếp các đơn vị, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật.

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Thảo Vân.

Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị. Nhất là trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu trong việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các đơn vị trong trường.

Có phương án sắp xếp lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động của các đơn vị theo hướng hiện đại hóa các thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ, thiết bị sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, bổ sung thiết bị mô phỏng, phòng thực hành ảo.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó có lộ trình cụ thể. Tổ chức điều tra xã hội về nhu cầu nguồn nhân lực cần đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội để quyết định chia tách đơn vị; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Đặc biệt, xây dựng chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn, đổi mới công tác truyền thông về đào tạo, chuyển đổi nghề cho công nhân lao động và người sử dụng lao động; nâng cao hiệu quả đào tạo, đổi mới phương thức, hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề; nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở GDNN, đổi mới công tác quản lý…

Hải Dương: Học sinh lớp 9 khối THCS và 12 khối THPT, GDNN-GDTX náo nức trở lại trường Hải Dương: Học sinh lớp 9 khối THCS và 12 khối THPT, GDNN-GDTX náo nức trở lại trường

Ngày 23/4, học sinh lớp 9 khối THCS và lớp 12 khối THPT, khối GDNN-GDTX của tỉnh Hải Dương đã chính thức trở lại trường ...

GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu gây ra áp lực lớn và chưa từng có đối với các chính phủ và các cơ quan, doanh ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm