![]() |
Nhân viên phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Da liễu Trung ương đang hướng dẫn người bệnh rửa tay đúng cách trước khi làm các thủ tục đăng ký khám. Ảnh: Lê Khang Nam |
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế): Đặc điểm thời gian làm việc của cán bộ y tế là thường trực 24/24h, 7 ngày trong tuần, làm việc theo ca, trực đêm. Cán bộ, nhân viên y tế làm việc kéo dài trong ngày và trong tuần là do thiếu nhân lực y tế. Chỉ tính riêng lực lượng điều dưỡng, theo thống kê y tế của Bộ Y tế mới đạt tỷ lệ 11.4 điều dưỡng/10.000 dân. Thiếu nhân lực dẫn đến phải tổ chức làm thêm giờ.
“Tác hại” do thời gian làm việc kéo dài dẫn đến mệt mỏi về thể chất và tinh thần dẫn tới giảm khả năng quản lý khối lượng công việc được giao. Đồng thời làm thay đổi nhịp sinh học, ảnh hưởng tim mạch do trực đêm và các bệnh như rối loạn cơ xương, trầm cảm, tăng cân, béo phì. Nguy cơ tai nạn lao động và rủi ro do vật sắc nhọn tăng. Căng thẳng liên tục cũng làm giảm sự hài lòng với công việc, tăng tỷ lệ nghỉ ốm, nghỉ việc, giảm chất lượng phục vụ, nguy cơ tăng các tai biến y khoa.
Hiện nay, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019; Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 11/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
![]() |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì Hội thảo. |
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong một tuần. Nhà nước khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40h.
Khảo sát sức khỏe người lao động trong ngành Y tế do Cục Quản lý Môi trường Y tế tiến hành cho thấy bệnh nghề nghiệp phổ biến là bệnh viêm gan B. Tai nạn lao động chủ yếu do vật sắc nhọn. 80% nhân viên y tế phải làm thêm giờ, trung bình là 24 giờ và cao nhất là 320 giờ/tháng.
Khẳng định thực tế trên, ThS. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam kể câu chuyện: Một nghiên cứu khoa học về nghề y đã chỉ ra, cán bộ, nhân viên y tế có nguy cơ bị đánh chửi cao gấp 4 lần nghề khác.
Đặc thù nặng nhọc và nguy hiểm theo suốt quãng đời hành nghề của cán bộ, nhân viên y tế. Áp lực căng thẳng của cán bộ nhân viên y tế là rất lớn khi không may gặp rủi ro nghề nghiệp. Ngay cả khi chưa có đánh giá phân tích đúng nguyên nhân, xã hội và người bệnh đã quy chụp ngay trách nhiệm cho y bác sĩ là tắc trách và đánh đập, hành hung người vừa cứu chữa cho mình.
![]() |
Trong thời gian điều trị, cách ly y tế đối với các trường hợp Covid-19, các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tăng ca tới 16 giờ/ngày |
Khảo sát nhanh của Công đoàn Y tế Việt Nam về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động của các công đoàn cơ sở trực thuộc và đời sống việc làm của cán bộ, CNVCLĐ tại 70 công đoàn cơ sở chỉ ra có 25.012 người lao động, đoàn viên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phòng chống dịch. 30/70 công đoàn cơ sở phải tổ chức tăng ca, thêm giờ với số giờ làm thêm trung bình là 3,65 giờ/ngày. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tăng ca, làm thêm tới 16 giờ/ngày để thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm, cách ly theo dõi Covid-19.
Công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhưng chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, CNVCLĐ ngành Y tế còn nhiều bất cập. Thu nhập của nhân viên y tế thuộc diện hợp đồng lao động rất thấp vì không được hưởng các chế độ phụ cấp. Nguồn để chi trả lương của một số bệnh viện chuyên khoa đặc thù rất khó khăn do phải hạch toán từ nguồn thu kinh phí khám chữa bệnh, thu không đủ chi… Mức phụ cấp ưu đãi nghề chưa tương xứng với trách nhiệm công việc gắn liền với tính mạng người bệnh.
GS.TS Vũ Văn Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ: Bệnh viện có một số khoa “quá tải” tới 180%. Còn nhiều bất cập trong quy định về lương và phụ cấp cho đội ngũ y bác sĩ. Đơn cử quy định cứng một ca phẫu thuật kéo dài tối đa không quá 3 tiếng thì được thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thực tế lại có những ca phẫu thuật bác sĩ phải tiến hành kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Nhưng do quy định “cứng” của pháp luật nên lương, phụ cấp của bác sĩ được “ép” vào khung 3 giờ, do đó rất thiệt thòi cho người lao động.
![]() |
GS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu |
Để giảm áp lực công việc và cải thiện chính sách đãi ngộ với cán bộ, nhân viên y tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế kiến nghị, cần đưa ngành Y tế vào danh mục ngành nghề phải làm việc thêm giờ từ 200 đến 300 giờ/năm. Nhân viên y tế thường trực cấp cứu 24/24h nên cho nghỉ bù từ 12h hôm trước đến 12h hôm sau để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
ThS. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam kiến nghị: “Nên chăng cần xây dựng chính sách về chỉ tiêu bác sĩ và điều dưỡng theo người bệnh thay chỉ tiêu giường bệnh như hiện nay. Và điều chỉnh nhân lực làm theo chỉ số người bệnh hằng ngày để quản lý tương đồng giữa nhân lực và khối lượng công việc để giảm áp lực cho y bác sĩ”.
Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: So với quy định của pháp luật, nhiều cơ sở y tế đang “vi phạm”, nguyên nhân là do thiếu nhân lực, “quá tải cục bộ” và nhu cầu chính đáng của người dân cần được chăm sóc sức khỏe. Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khảo sát, lấy ý kiến các cơ sở để tham gia góp ý, bổ sung vào các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
![]() Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 30/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 6 triệu người với hơn 366 ... |
![]() Sáng 29/5, xác nhận với phóng viên Cuocsongantoan.vn, Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, ... |
![]() Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, loại thảo dược này giúp giảm bớt những triệu chứng ở người nhiễm Covid-19. |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
