Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (mã HVN) đã nhiều lần bị nhắc nhở vì chậm công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có quyết định về việc đưa cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - mã CK: HVN) vào diện cảnh báo kể từ ngày 25/4.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Viettel Global, công ty lỗ ròng 2.721 tỷ đồng trong quý 4/2022, tuy vậy, lợi nhuận sau thuế trong cả năm 2022 vẫn đạt 1.549 tỷ đồng.
SSI cho rằng việc VND mất giá 8,6% từ đầu năm có thể giúp ACV, GAS, FPT, VHC được hưởng lợi song lại tác động kém tích cực tới HVN, BSR, VIC, POW, HPG.
Theo VNDirect, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD tăng cao làm gia tăng chi phí với doanh nghiệp có cơ cấu nợ bằng đồng USD lớn. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa hình thức trả lãi, kỳ hạn khoản vay.
Ngày 07/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) lưu ý đến khả năng hủy niêm yết cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, mã HVN).
Bên cạnh đẩy mạnh phục hồi, cải thiện kết quả kinh doanh, Vietnam Airlines cho biết sẽ tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính, đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu.
Vietnam Airlines bị xử phạt vì công bố thông tin không đúng thời hạn; không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập; không đưa nội dung thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của tổng giám đốc và người quản lý thành mục riêng trong báo cáo tài chính.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, Tổng công ty đã xây đề án tổng thể giúp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, trong đó có rất nhiều giải pháp để thoát khỏi âm VCSH năm 2022 và có thể thoát được nguy cơ lỗ 3 năm liên tiếp.
Vietnam Airlines sẽ tiếp tục Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025 với các định hướng chính về tái cơ cấu tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành cổ phần và trái phiếu, tái cơ cấu chuyển nhượng, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên.