Đời sống

Sốt xuất huyết và những dấu hiệu đáng sợ

Hoàng Hà
Tác giả: Hoàng Hà
Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chính vì vậy, điều quan trọng nhất là các biện pháp phòng ngừa để hạn chế bị muỗi đốt – nguyên nhân chính gây bệnh; đồng thời phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết.    
canh bao dich sot xuat huyet se tiep tuc lan manh tro lai

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Ảnh: Minh họa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Virus này lây truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt, trong đó muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là loại truyền bệnh chủ yếu. Sốt xuất huyết có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết được chia làm 03 cấp độ và tùy vào mỗi cấp độ, sẽ có các dấu hiệu khác nhau: Sốt xuất huyết, sốt xuất huyết ở mức cảnh báo và sốt xuất huyết ở mức nguy hiểm.

Dấu hiệu sốt xuất huyết

Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày. Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da xung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp và nhức 2 hố mắt.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở mức cảnh báo có biểu hiện như vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; gan to trên 2cm; nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc và tiểu ít.

Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng thể hiện qua thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích( sốc xuất huyết), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; xuất huyết nặng, suy tạng.

Phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sơ y tế, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Cách điều trị khi có triệu chứng sốt xuất huyết

Nếu người bệnh sốt cao trên 39 độ C, hãy cho uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.

canh bao dich sot xuat huyet se tiep tuc lan manh tro lai

Sốt xuất huyết có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Ảnh: Minh họa

Lưu ý: Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15mg/kg nặng/lần, cách nhau 4-6 giờ/lần. Tổng liều paracetamol không quá 600mg/kg cân nặng/24h. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h. Không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Cần bù dịch sớm bằng đường uống cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa,cam,chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu thuộc cấp độ Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo & Sốc xuất huyết nặng cần được nhập viện/nhập viện cấp cứu để điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, …; người sống một mình hoặc nhà ở xa cơ sở y tế nên xem xét cho nhập viện theo dõi điều trị.

Trong quá trình điều trị, đặc biệt lưu ý thời điểm giảm sốt (thường rơi vào ngày thứ 4 mắc bệnh) – thời điểm nguy hiểm nhất vì có thể xuất hiện các biến chứng nặng khi người bệnh đang sốt cao, đột ngột chuyển sang hết sốt nhưng chân tay lạnh, mệt mỏi li bì, có thể kèm theo nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như:

-Diệt bọ gậy (Loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành.

-Vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

-Đậy kín các vật dụng chứa nước, thường xuyên thay nước ở các bình hoa.

-Thả cá vào bể để diệt loăng quăng.

-Tránh muỗi đốt bằng cách mắc màn thật kỹ trước khi ngủ, xịt muỗi, thoa kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được.

Vì vậy, mỗi người cần biết tự bảo vệ gia đình trước bệnh dịch nguy hiểm này, đồng thời ngành y tế cần đẩy mạnh hơn nữa việc cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ.

canh bao dich sot xuat huyet se tiep tuc lan manh tro lai Lại một vụ tử vong giữa "tâm bão" sốt xuất huyết tại Đà Nẵng

Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết, ngày 3/9 có một ca tử vong do biến chứng sốt xuất huyết, mặc dù trước đó ...

canh bao dich sot xuat huyet se tiep tuc lan manh tro lai Người bệnh sốt xuất huyết nên hay không uống nước dừa?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Trong quá trình điều trị bệnh, không ít người đặt ...

canh bao dich sot xuat huyet se tiep tuc lan manh tro lai Điều trị sốt xuất huyết tại nhà thế nào mới đúng cách?

Chỉ cần tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ cùng một số lưu ý sau thì bệnh nhân có thể điều trị ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm