![]() |
(Ảnh: kutono). |
Trao đổi với báo Dân trí, BS. Ngô Thị Kiều Nga Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp chia sẻ, không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được bác sĩ kê cho bệnh nhân dùng tại nhà.
Theo đó, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra và muỗi vằn aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus dengue. Virus dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết muỗi đốt, từ những muỗi cái mang mầm bệnh và gây lây lan từ người sang người sau một thời gian ủ bệnh.
Trẻ nhỏ khi bị muỗi vằn aedes aegypti đốt sau khoảng 7-10 ngày sẽ bắt đầu phát bệnh và trải qua 3 giai đoạn. Các triệu chứng ban đầu chủ yếu là chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn sau đó sốt cao và xuất huyết dưới da. Nếu không được điều trị kịp thời còn có thể xuất hiện các biến chứng như xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Vì thế, cần điều trị SXH đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Theo đó, khi trẻ bị bệnh nên cho ăn các thức ăn lỏng, chứa nhiều chất đạm như trứng, thịt, sữa... Các thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà) nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH. Tránh các loại thức ăn chứa nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán có gia vị chua cay vì gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả. Ngoài ra, uống nhiều nước để tránh mất nước khiến cơ thể bị sốc do giảm thể tích máu, bệnh lại trở nặng.
Chú ý uống thuốc theo đơn của bác sĩ, thuốc điều trị SXH cho trẻ chủ yếu là Paracetamol. Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu trên 38,5 độ C cần hạ sốt bằng việc uống thuốc và chườm mát.
Ngoài ra, cần theo dõi kỹ 5 dấu hiệu: Lừ đừ, bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân mát; xuất huyết. Khi xuất hiện một trong năm dấu hiệu trên thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì nếu để quá trễ, bé sẽ có các biến chứng khó điều trị.
Một vài điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Theo báo Vnexpress, không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Điều này có thể gây tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa. Tránh cạo gió, cắt lể.
Trong thời gian phát bệnh, không để trẻ nhịn ăn, nhịn uống. Trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, co giật.
Ngoài ra, bệnh SXH do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn biến bất thường. Vì thế chớ chủ quan, nên tiếp tục theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời.
![]() Đó là khẳng định của PGS-TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An trong buổi họp báo công bố nguyên nhân dẫn ... |
![]() Hôi miệng không gây nguy hiểm tính mạng nhưng là bệnh lý nghiêm trọng, khiến người mắc thiếu tự tin. Để trị hiệu quả bệnh ... |
![]() Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
