Đời sống
Đà Nẵng:

Sơn Trà tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

K.T
Tác giả: K.T
Hiện nay toàn Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng có hơn 3.500 cơ sở thuộc diện quản lý các điều kiện về an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó ngành Y tế quản lý 366 bếp ăn tập thể, 16 căng-tin, 260 nhà hàng, quán ăn; ngành nông nghiệp quản lý 218 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hàng bao gói sẵn, sơ chế nhỏ lẻ, trồng rau; ngành công thương quản lý hơn 1.900 cơ sở kinh doanh thực phẩm ngoài chợ và trong chợ, cơ sở sản xuất thực phẩm.
son tra tang cuong cong tac dam bao ve sinh an toan thuc pham
Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn.

Qua kiểm tra 3.380/3.562 cơ sở (94,8%), các ngành chức năng quận đã xử phạt 9 cơ sở vi phạm với tổng số tiền hơn 21 triệu đồng. Các ngành y tế, nông nghiệp, công thương quận đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP từ 82% đến 100% cơ sở. Công tác quản lý vệ sinh ATTP thuộc cấp phường cũng được quan tâm đúng mức.

Đến nay, UBND các phường trên địa bàn quận đã kiểm tra 1.000/1.072 cơ sở quản lý, đạt 93,2%, qua test nhanh ATTP đối với 286 mẫu thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn an toàn; 100% cơ sở ký cam kết đảm bảo các điều kiện vệ sinh ATTP. UBND phường An Hải Bắc qua kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính 590 ngàn đồng đối với 1 hộ kinh doanh sản phẩm động vật không có dấu kiểm soát giết mổ; UBND phường Mân Thái xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với 1 hộ sử dụng vỉa hè để bày bán sản phẩm động vật.

Công tác đảm bảo ATTP các chợ ngày càng được chú trọng, bên cạnh việc tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn và cung cấp tài liệu phổ biến các quy định về ATTP cho các tiểu thương kinh doanh thực phẩm, Q. Sơn Trà còn triển khai nâng lối đi hàng cá, cấp nước thủy cục đến từng lô tại các hàng cá, thịt chợ Nại Hiên Đông; vét cống chợ An Hải Bắc (cũ), chợ Nại Hiên Đông; sửa thùng rác các chợ: Mai, Mân Thái,, An Hải Bắc.

Tiến hành cấp hóa chất tiêu độc khử trùng cho 7 chợ hạng 2; lắp đặt 75 bảng hiệu cho tiểu thương khu hàng cá chợ Mân Thái, trang bị 70 tạp dề cho tiểu thương khu hàng thịt và hàng ăn các chợ Mân Thái, An Hải Đông. Ban quản lý chợ đôn đốc, nhắc nhở tạo thói quen mang tạp dề, bao tay khi chế biến thực phẩm, bỏ rác tại khu tập trung khi hết giờ họp chợ, che đậy hợp vệ sinh đối với thực phẩm chế biến sẵn...

Năm 2019, Q. Sơn Trà đầu tư xây dựng mới chợ An Hải Bắc với kinh phí 15 tỉ đồng; cải tạo nâng cấp các công trình: nhà lồng, hệ thống điện, nạo vét cống thoát nước, lắp đặt bảng hiệu tại các chợ: Phước Mỹ, Mân Thái, Nại Hiên Đông, An Hải Đông với tổng kinh phí hơn 1,5 tỉ đồng. Tất cả các chợ trên địa bàn quận được triển khai xây dựng mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh ATTP, năm 2019 dự kiến có 1 chợ đạt tiêu chuẩn được công nhận, các chợ còn lại đạt từ 70% đến 90% các tiêu chí chợ ATTP theo Quyết định 5556/QĐ-UBND.

Phường Thọ Quang có chợ đầu mối thủy sản và âu thuyền cảng cá Thọ Quang, gần 200 doanh nghiệp hoạt động chế biến hải sản xuất khẩu với khoảng hơn 20.000 công nhân, đóng góp hơn 65% tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp chế biển hải sản của Q. Sơn Trà.

Theo bà Lê Thị Kim Thương, Phó Chủ tịch UBND phường Thọ Quang cho biết: Năm 2019, phường đã tổ chức 6 buổi tuyên truyền pháp luật về ATTP với hơn 620 lượt người tham dự; qua kiểm tra kết hợp tuyên truyền nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình về vệ sinh ATTP; vận động người dân nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện vệ sinh ATTP từ trong gia đình, đơn vị, nhà trường, nhóm trẻ và thức ăn đường phố. Toàn phường có 98 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, 42 hộ kinh doanh thức ăn đường phố, 24 hộ tổ chức nhóm trẻ gia đình.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đảm bảo ATTP, hiện nay Q. Sơn Trà cũng đang gặp một số khó khăn như: Số cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ tương đối nhiều, một số cơ sở chưa chấp hành đúng các quy định về ATTP.

Loại hình kinh doanh đường phố chủ yếu hoạt động ngoài giờ hành chính, địa điểm không cố định nên việc kiểm tra, xử lý khó khăn, mới chỉ dừng ở việc nhắc nhở, yêu cầu khắc phục các tồn tại khi lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện; một số chợ như: An Hải Đông, Phước Mỹ... chưa đảm bảo yêu cầu giao thông, một số đường kiệt xung quanh chợ bị chiếm dụng lòng, lề đường để kinh doanh; diện tích chợ nhỏ so với nhu cầu họp chợ...

Những khó khăn này không phải là chuyện có thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian và có sự vào cuộc của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của thành phố để Sơn Trà thực hiện tốt các tiêu chí về ATTP, xứng tầm một địa bàn du lịch trọng điểm của TP Đà Nẵng.

son tra tang cuong cong tac dam bao ve sinh an toan thuc pham Nhà ở xã hội “ưu tiên bán cho công nhân” vừa vào ở đã bị thấm dột, xuống cấp

Nhiều căn hộ ở tòa chung cư nhà ở xã hội “ưu tiên bán cho công nhân” tại TP Đà Nẵng đều bị thấm dột ...

son tra tang cuong cong tac dam bao ve sinh an toan thuc pham Chợ ở Đà Nẵng bị xuống cấp nghiêm trọng trong nhiều năm qua

Nhiều chợ truyền thống ở Đà Nẵng xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán của các tiểu thương và nguy cơ ...

son tra tang cuong cong tac dam bao ve sinh an toan thuc pham Thông tin mới về vụ tai biến sản khoa ở bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng

Ngày 21/11, liên quan đến vụ việc tai biến sản khoa, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã đến ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm