Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ |
Bài viết Khi luật bị "chạy của tác giả Quốc Thắng trong chuyên mục Cà phê tối được đăng tải ngày 24/8/2023 đã nhận được khá nhiều bình luận của độc giả, đa số là công nhân lao động.
Bài báo có viết: "Chọn nghỉ việc, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, toan tính nhận trợ cấp một lần vào năm sau, trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực là cách mà nhiều công nhân nói với tôi trong các cuộc phỏng vấn. Họ suy tính “an toàn” cho cá nhân mình nếu Luật thực thi phương án 2: nghỉ việc lúc này vừa đủ thời gian chờ một năm không tham gia BHXH rồi rút toàn bộ tiền đã đóng, sau đó, vẫn kịp tham gia lại thị trường lao động trước năm 2025, tức thuộc nhóm tham gia trước khi luật hiệu lực nên sau này vẫn được rút một lần nếu phương án 1 được chọn".
![]() |
Nhiều độc giả cho biết, họ quyết định rút BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt thay vì chờ đợi lương hưu sau này vì chưa thấy rõ lợi ích trong Luật BHXH. |
Độc giả có nickname NgocHana đồng tình với quan điểm này và phân tích nguyên do trong cách lựa chọn rút BHXH một lần của NLĐ như trên là: công nhân đa số đến 35, 40 tuổi đã đóng BHXH được 15, 20 năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật BHXH thì phải trên 60 tuổi mới được hưởng lương hưu, trong khi tuổi 40 đa số NLĐ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục làm công nhân được nữa. Mặt khác, có muốn làm cũng không được, bởi doanh nghiệp thường có xu hướng sa thải hoặc không tuyển dụng công nhân ở lứa tuổi 40. Vậy, 20 năm (từ 40 đến 60 tuổi), công nhân sẽ làm gì để duy trì cuộc sống, trong khi chưa được hưởng lương hưu?
Độc giả tên Long thì bày tỏ lo ngại: "Sao không giảm tuổi nghỉ hưu cho NLĐ đi, hơn 60 tuổi mới được nghỉ hưu đợi tới lúc cầm được sổ hưu thì lâu lắm. Chưa tính, nhiều NLĐ làm việc ở những nơi độc hại sức khoẻ người ta còn có thể đợi được tới lúc cầm sổ hưu hay không?".
"Đa số những người làm công nhân, họ xem tiền bảo hiểm là một khoản tiền tích lũy sau bao năm làm thuê, số tiền đấy có thể họ dùng để xây nhà, hay kinh doanh để thoát cảnh làm thuê... Nhưng, chiếu theo Luật BHXH (sửa đổi) thì dân lấy đâu tiền để cải thiện cuộc sống cơm áo", độc giả có tài khoản YuRa95 nêu quan điểm.
Rất nhiều độc giả có chung ý kiến, NLĐ "đua nhau" rút BHXH một lần không chỉ vì "chạy luật", mà cơ bản là không có niềm tin vào luật vì chưa thấy rõ lợi ích của mình. Độc giả cho rằng, họ rút BHXH một lần chính là rút tiền của họ có được bằng cả mồ hôi và nước mắt. "Chạy luật" ở đây thực ra là việc điều chỉnh phương án thúc đẩy họ quyết định rút BXHX một lần.
"Phải giải quyết từ gốc: đảm bảo lương đủ mức sống cơ bản, xây dựng cơ chế hưởng lương hưu linh hoạt, ai đóng đủ thời gian tối đa có thể nghỉ hưu sớm, chứ không nên đặt điều kiện số năm tham gia BHXH lại còn ràng buộc thêm điều kiện tuổi được nghỉ hưu", độc giả Vũ Hoàng nói thay nỗi lòng của nhiều độc giả khác.
![]() Sáng ngày 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại buổi làm việc, ... |
![]() Về vấn đề hưởng BHXH một lần, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu: "Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng ... |
![]() Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là một trong các chế độ mà người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng khi đáp ứng đủ ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
