Diễn đàn

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Ý Yên
Tác giả: Ý Yên
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là tổ chức đại diện cho người lao động, được thành lập dựa trên sự tự nguyện của người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Đây là cầu nối quan trọng giúp người lao động thương lượng tập thể với doanh nghiệp về chế độ làm việc, lương thưởng và phúc lợi.

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Theo Bộ luật Lao động 2019 và Hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, để thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cần đáp ứng các điều kiện sau: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp; có ít nhất 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam; có thể tổ chức theo các hình thức: công đoàn cơ sở độc lập, công đoàn có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Đồng chí Đỗ Xuân Quý – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Pleiku trao quyết định thành lập công đoàn cơ sở. Ảnh: ĐVCC

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 4 bước chính:

Bước 1: Thành lập Ban vận động công đoàn cơ sở

Người lao động tự nguyện lập ban vận động để tuyên truyền, vận động công nhân gia nhập công đoàn.

Ban vận động liên hệ với công đoàn cấp trên để nhận hỗ trợ và hướng dẫn.

Khi có từ 05 đoàn viên trở lên, ban vận động có thể tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Thành phần tham dự gồm Ban vận động, người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, đại diện công đoàn cấp trên và đại diện doanh nghiệp (nếu có).

Nội dung đại hội bao gồm: Công bố danh sách đoàn viên tự nguyện tham gia công đoàn; tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở; bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở; xây dựng kế hoạch hoạt động của Công đoàn cơ sở; việc bầu cử được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Lễ ra mắt CĐCS tháng 5/2024 tại Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Ảnh: HOÀNG YẾN

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

Sau đại hội, trong vòng 15 ngày làm việc, Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới thành lập phải hoàn thiện hồ sơ gửi công đoàn cấp trên để được công nhận.

Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Biên bản đại hội thành lập công đoàn.

Biên bản kiểm phiếu bầu cử.

Bước 4: Công đoàn cấp trên công nhận công đoàn cơ sở

Trong vòng 15 ngày làm việc, công đoàn cấp trên thẩm định hồ sơ và ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở nếu đủ điều kiện.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, công đoàn cấp trên sẽ hướng dẫn bổ sung.

Sau khi được công nhận, Công đoàn cơ sở tiến hành khắc dấu và triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

Thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình để hỗ trợ người lao động thực hiện đúng các thủ tục pháp lý, góp phần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và bền vững.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chọn năm 2025 là “Năm phát triển đoàn viên”.

Chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu kết thúc năm 2025, cả nước có ít nhất 13,5 triệu đoàn viên công đoàn. Số cần tăng thêm năm 2025 là 1.648.388 đoàn viên, trong đó kết nạp mới 100.000 đoàn viên khu vực phi chính thức.

Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cho phép một số công chức được làm việc từ xa, làm bán thời gian và tăng thêm số ngày nghỉ để giải quyết việc riêng, chăm sóc con cái, người thân hoặc tham gia hoạt động xã hội. Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động hợp đồng băn khoăn: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?
Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng mới với cán bộ cấp xã được quy định tại Thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để tránh khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và việc giải quyết chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 đã quy định chi tiết hơn về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất.
Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc, được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế.
Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất, chính quyền địa phương bố trí nhà ở công vụ, ban hành chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ tại trung tâm hành chính mới.
Xem thêm